Giới thiệu tài liệu tập huấn Năm văn hóa An toàn hàng không 2013

thứ ba, 30/04/2013 15:02

CHƯƠNG 1:  MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC TRIỂN KHAI NĂM VĂN HÓA AN TOÀN HÀNG KHÔNG 2013

1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA

Thực hiện Chỉ thị số 22 CT/TƯ ngày 24/02/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và Chương trình phối hợp giữa Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia về việc tổ chức cuộc vận động “Tuổi trẻ xung kích tình nguyện giữ gìn trật tự ATGT”; năm 2013 là năm được Bộ Giao thông vận tải chọn là Năm An toàn giao thông và kỷ cương, chất lượng, tiến độ, hiệu quả công trình giao thông. Xác định rằng các hành vi vi phạm dẫn tới mất an toàn giao thông nói chung và an toàn giao thông Hàng không nói riêng có yếu tố quyết định là con người và cụ thể là liên quan tới văn hóa của người tham gia, sử dụng các dịch vụ của Ngành Giao thông vận tải, trên cơ sở đó để cụ thể hóa nội dung trên và với mục đích phát triển văn hóa an toàn Hàng không thành một ý thức tự giác của mọi người tham gia hoạt động hàng không dân dụng, nâng cao nhận thức, tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ, hiểu biết pháp luật của cán bộ, công nhân viên Ngành hàng không; nâng cao nhận thức của nhân dân về an toàn hàng không và phát huy vai trò của người dân trong việc tuyên truyền, xây dựng và bảo đảm an toàn Hàng không; Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành Kế hoạch tổ chức Năm Văn hóa an toàn Hàng không 2013.

Xác định rằng để tổ chức, triển khai thực hiện tốt Năm Văn hóa an toàn Hàng không 2013, nhận thức về văn hóa an toàn Hàng không đóng vai trò hết sức quan trọng. Nhận thức đúng sẽ dẫn tới hành động đúng. Có thể nói vấn đề văn hóa trực tiếp liên quan tới yếu tố con người, không phân biệt trình độ, học vấn, chức vụ. Một người có chức vụ, trình độ, học vấn cao nhưng không có nhận thức và cư xử đúng về văn hóa an toàn sẽ gây ra những hậu quả khôn lường uy hiếp tới an toàn Hàng không và ngược lại. Thực tế công tác bảo đảm an ninh, an toàn Hàng không trong những năm vừa qua cho thấy nguy cơ gây mất an ninh, an toàn Hàng không đa phần do yếu tố con người, trong đó vấn đề nhận thức đặc biệt quan trọng. Có những đối tượng dù biết rằng hành vi của mình có thể gây uy hiếp tới an toàn Hàng không và không được người thực thi công vụ cho phép nhưng vẫn cố tình vi phạm. Đối tượng vi phạm không chỉ là hành khách nội địa mà còn là hành khách nước ngoài, thậm chí còn là nhân viên thực thi công vụ trong Ngành. Có thể nói nếu như bảo đảm tuyệt đối an toàn Hàng không là yếu tố sống còn của Ngành thì xây dựng, tổ chức và nâng cao nhận thức về văn hóa an toàn Hàng không là đòi hỏi bức thiết với yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế của toàn Ngành.

2. NHẬN THỨC VỀ VĂN HÓA AN TOÀN HÀNG KHÔNG

2.1. Nhận thức về Văn hóa an toàn Hàng không

Trên cơ sở đó nhận thức về Văn hóa an toàn Hàng không được xây dựng dựa trên 07 tiêu chí sau:

a. Tự hào và phát huy truyền thống lịch sử của Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam.
b. Đối với ngành hàng không, một tai nạn là quá nhiều.
c. Không tự mãn, chủ quan, không thoả hiệp về an toàn hàng không vì bất kỳ lý do gì.
d. Bảo đảm an toàn hàng không là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống.
e. Ý thức trách nhiệm đối với công tác bảo đảm an toàn hàng không trước hết phải từ tất cả các cấp lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu tổ chức, đơn vị.
f. Không có vi phạm an toàn nào là vi phạm nhỏ, lỗi nhỏ cũng dẫn đến tai nạn thảm khốc.
g. Khuyến khích báo cáo tự nguyện về an toàn hàng không.

2.2. Nâng cao nhận thức về văn hóa an toàn Hàng không

Trên cơ sở nhận thức về Văn hóa an toàn Hàng không như trên, có hai đối tượng chính được hướng tới để nâng cao nhận thức về Văn hóa an toàn Hàng không đó là người thực thi công vụ trong Ngành và người dân sử dụng các dịch vụ của Ngành:

a. Đối với lực lượng thực thi công vụ trong Ngành

  • Đối với lực lượng thực thi công vụ trong Ngành, văn hóa an toàn Hàng không gắn liền với việc nâng cao ý thức trách nhiệm công vụ của cán bộ, nhân viên, người lao động ngành hàng không, cụ thể là:
  • Bảo đảm an toàn là điều kiện tối cao trong mọi hoạt động của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;
  • Loại bỏ mọi tư tưởng, hành động quan liêu trong công việc; nghiêm túc thực hiện đúng đúng quy trình, thủ tục, nội quy, quy định trong công việc; chấp hành nghiêm chỉnh thời gian làm việc, công tác theo quy định; cải tiến lối làm việc, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân; phấn đấu giải quyết hồ sơ nhanh hơn so với thời gian theo quy định; giao tiếp, hướng dẫn tổ chức, công dân, đồng nghiệp tận tình, chu đáo và thân thiện; không để hồ sơ trễ hẹn; không gây khó khăn, phiền hà; không vô cảm, thiếu tinh thần trách nhiệm;
  • Xây dựng và thực hiện các tiêu chí về tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ của công chức, viên chức gắn với công việc của ngành, cơ quan, đơn vị; phát huy dân chủ cơ sở; xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh công sở;
  • Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả việc thực hiện, kịp thời phát hiện và xử lý những hạn chế, thiếu sót, những thông tin phản ảnh không tốt có liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động;
  • Tổ chức phong trào thi đua về nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức công vụ trong cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị; nêu gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến và thực hiện chế độ động viên khen thưởng kịp thời.

b. Đối với người dân sử dụng dịch vụ của Ngành

  • Hiểu và tự nguyện thực hiện các nội quy, quy định của pháp luật và của Ngành hàng không dân dụng về an toàn Hàng không, trên cơ sở đó tuyên truyền, phổ biến cho người thân, đồng nghiệp, bạn bè… nghiêm túc, tự giác thực hiện các quy định về an toàn Hàng không;
  • Có ý thức, chủ động cung cấp các thông tin nhằm bảo đảm an toàn Hàng không cho nhà chức trách và các cơ quan, đơn vị cung cấp dịch vụ Hàng không theo quy định;
  • Chủ động xây dựng, góp ý, đề xuất các giải pháp, ý tưởng nhằm tăng cường, củng cố hệ thống quy định, nội quy về an toàn Hàng không và ý thức của người sử dụng dịch vụ nói riêng và toàn dân nói chung trong việc giữ gìn, bảo đảm an toàn Hàng không.

3. Giải pháp thực hiện

Trên cơ sở nhận thức và các yêu cầu trên, để nâng cao nhận thức về Văn hóa an toàn Hàng không nói chung và triển khai Kế hoạch Năm Văn hóa an toàn Hàng không nói riêng, các giải pháp được đưa ra là:

  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung văn hóa an toàn hàng không, kiến thức pháp luật về an toàn hàng không trong toàn bộ ngành hàng không dân dụng.
  • Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung văn hóa an toàn hàng không, kiến thức pháp luật về an toàn hàng không cho cộng đồng xã hội; đổi mới triệt để hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức; kết hợp giữa các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng với việc phát tờ rơi, dán áp phích, dựng panô, khẩu hiệu; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kiến thức về an toàn hàng không; tổ chức cuộc vận động đóng góp ý tưởng, sáng kiến của nhân dân góp phần bảo đảm an toàn hàng không.
  • Lấy thanh niên làm nòng cốt cho phong trào xây dựng văn hóa an toàn hàng không trong toàn ngành; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền về an toàn hàng không cho thanh niên.

Trong các giải pháp được đưa ra để triển khai thực hiện nâng cao nhận thức về Văn hóa an toàn Hàng không và Năm Văn hóa an toàn Hàng không 2013, vai trò của tổ chức Đoàn và đoàn viên thanh niên được xác định là nòng cốt trong việc xây dựng văn hóa an toàn Hàng không trong Ngành. Với tổng số Đoàn viên, thanh niên trong là gần 1,5 vạn chiếm 50% tổng số cán bộ, công nhân viên toàn Ngành; đây là lực lượng có trình độ chuyên môn, được đào tạo bài bản, có nhiệt tình công tác và được trưởng thành trong rèn luyện từ nhiều phong trào, chương trình hoạt động của các cơ sở Đoàn trong Ngành mà tiêu biểu là phong trào “Tuổi trẻ Hàng không Việt Nam xung kích, sáng tạo, tình nguyện vì những chuyến bay an toàn, hiệu quả”. Việc giao cho Đoàn Thanh niên là cơ quan thường trực của Năm Văn hóa an toàn Hàng không cho thấy sự tin tưởng mà các cấp ủy và lãnh đạo Ngành đặt ra cho tổ chức Đoàn và lực lượng đoàn viên, thanh niên; đồng thời cũng là nhiệm vụ, là yêu cầu của các cấp ủy Đảng đối với hoạt động của tổ chức Đoàn với mục đích cao nhất là phục vụ, góp phần thực hiện thắng lợi công tác chuyên môn, nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tổ chức, đơn vị.

CHƯƠNG 2: CÁC NỘI DUNG CỦA VĂN HÓA AN TOÀN HÀNG KHÔNG DÀNH CHO CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN TRONG NGÀNH

1. LỊCH SỬ NGÀNH HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG VIỆT NAM

Để thực hiện tốt văn hóa an toàn Hàng không, một yếu tố hết sức quan trọng đó là người thực thi công vụ phải có tình yêu với công việc mình đang làm, tình yêu với Ngành nghề, với cơ quan, đơn vị mình công tác. Một trong những nội dung quan trọng của công tác tập huấn, tuyên truyền về văn hóa an toàn Hàng không đó là giúp cho người thực thi công vụ tự hào về lịch sử truyền thống của Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, có thể tóm tắt như sau:

Ngày 15/01/1956, với tầm nhìn chiến lược sâu rộng của Đảng và Bác Hồ kính yêu, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký ban hành Nghị định số 666/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Cục Hàng không dân dùng thuộc Thủ tướng phủ, đặt nền móng cho sự ra đời, trưởng thành và phát triển bền vững của ngành HKDDVN. 57 năm – không phải là quãng đường dài nếu so với lịch sử phát triển của ngành Hàng không dân dụng thế giới, nhưng đối với Hàng không dân dụng Việt Nam, đó là chặng đường phát triển đầy hào hùng và oanh liệt, vượt qua rất nhiều khó khăn thử thách. Là một ngành ra đời từ cái nôi của lực lượng vũ trang nhân dân, quân chủng PK-KQ, Hàng không dân dụng Việt Nam luôn giữ vững bản chất cách mạng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, với Nhân dân. Trải qua chặng đường 57 năm xây dựng, trưởng thành, phát triển, ngành Hàng không dân dụng Việt Nam đã xây đắp lên những thành tích, chiến công, ghi vào bề dày lịch sử vẻ vang của đất nước, của quân đội, của ngành GTVT, để lại những bài học cao quý, những kinh nghiệm thực tiễn sâu sắc và những kết tinh phẩm chất cao quý “Anh bộ đội Cụ Hồ”.

Sau ngày ra đời, tuy còn rất non trẻ, tháng 2 năm 1956, máy bay của Hàng không Việt Nam dân dụng Việt Nam đã bắt đầu thay thế Hàng không Pháp để phục vụ Uỷ ban quốc tế giám sát việc thực hiện Hiệp định Giơnevơ tại Việt Nam. Đặc biệt cùng thời gian này máy bay LI-2 số hiệu VN-198 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên cơ chở Bác Hồ và các cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội đi công tác trong nước và các nhiệm vụ đặc biệt khác.

Bước vào thập kỷ 60, trước yêu cầu phát triển của cách mạng, nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam ngày càng khẩn trương và ác liệt. Lực lượng hàng không dân dụng và Không quân vận tải đã được tăng cường và phát triển thành Trung đoàn 919, tiền thân của Đoàn bay 919. Trung đoàn đã tổ chức hàng ngàn chuyến bay vận tải phục vụ mở đường Trường Sơn; làm nhiệm vụ quốc tế giúp bạn Lào; Song song hai nhiệm vụ quân sự và dân dụng.

Bằng những máy bay thô sơ như AN2, LI-2, IL-14, T-28 các chiến sĩ Không quân vận tải đã làm bất ngờ kẻ thù bằng những chiến công hiển hách: ngày 14/2/1964 hai phi công Nguyễn Văn Ba và Lê Tiến Phước của Đoàn bay 919 đã dùng máy bay T-28 thu được của địch bắn rới máy bay C123 thả biệt kích Mỹ-nguỵ trên bầu trời Tây bắc; Năm 1966,1967 bắn chìm 04 tàu biệt kích, bắn bị thương 03 tàu biệt kích khác trên vùng viển Bắc bộ và ngày 12/01/1968 đánh bom phá huỷ hoàn toàn trạm rađa chỉ huy máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc trên đồi Pathí (Lào).

Trong chiến dịch Tết Mậu thân năm 1968, các chiến sĩ Không quân vận tải (Hàng không dân dụng) đã dũng cảm, táo bạo vượt qua vĩ tuyến 17 chở vũ khí, lương thực chi viện cho quân và dân ta anh dũng đánh địch ở mặt trận Trị - Thiên – Huế. Các chuyến bay đã lên đường trong đêm tối, sương mù dày đặc rất khó tìm mục tiêu nhưng với ý chí quyết tâm vì miền Nam ruột thịt, họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Có nhiều tổ bay đã vĩnh viễn nằm lại chiến trường. Những tấm gương anh dũng quên mình vì nghĩa lớn ấy vẫn sống mãi trong trang sử truyền thống và sự nghiệp trưởng thành, phát triển của Ngành.

Trong cuộc tổng tiến công mùa Xuân 1975 và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Hàng không dân dụng và Không quân vận tải đã dốc toàn lực tham gia và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đáp ứng các yêu cầu thần tốc của mặt trận. Quân địch thua chạy rút khỏi sân bay ở đâu, cầu hàng không được nối ngay tới đó để nhanh chóng tiếp tế vũ khú, đạn dược, lương thực, thuốc men cấp cứu thương binh. Ngày 15/5/1975, chiếc máy bay chuyên cơ của Hàng không dân dụng Việt Nam đã bay xuyên xuốt từ Thủ đô Hà Nội vào thành phố Sài Gòn chở Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước ta vào dự lễ đại thắng giải phóng đất nước.

Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngành hàng không dân dụng đã tập trung cho mục đích chính là xây dựng, phát triển kinh tế; tham gia tích cực vào công cuộc khắc phục hậu qua chiến tranh, xây dựng cơ sở hạ tầng Hàng không dân dụng. Giai đoạn đầu, với những máy bay thu được của địch, cùng đội bay IL-18, AN-2 IAK-40, AN-24, TU134, ngành đã được bổ sung thêm máy bay DC-6, DC-4, DC-3 thu được của địch phục vụ kịp thời cho nhiệm vụ chính trị, kinh tế của đất nước vừa mới thống nhất, góp phần vào công cuộc phát triển đất nước, phát triển kinh tế xã hội vùng sâu, vùng xa, duy trì vận tải hành khách, hàng hoá.

Bước vào thời kỳ đổi mới, phát huy truyền thống trong chiến đấu của người lính năm xưa, với bản chất anh bộ đội Cụ Hồ, tư duy kinh tế nhạy bén, tận dụng tối đa mọi nguồn lực, nhanh chóng nắm bắt những cơ hội của nền kinh tế thị trường, chúng ta đã phát triển nhanh các cảng hàng không, sân bay, trang thiết bị điều hành bay, đổi mới đội tàu bay, và một sự kiện quan trọng là tháng 12 năm 1994 Hàng không Việt Nam đã nhận lại phần phía Nam vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR) sau 18 năm chia cắt. Ngành vận tải hàng không cũng đã tạo ra những bước phát triển đột phá, năng động trong hội nhập kinh tế quốc tế, vươn tới các châu lục và trở thành một nhân tố quan trọng thu hút đầu tư, du lịch và các hoạt động thương mại, văn hoá giữa Việt Nam và thế giới. Các mối quan hệ hàng không đa phương và song phương không ngừng được thiết lập, mở rộng. Thành tích tiêu biêu nhất trong những năm đổi mới vừa qua đó là việc Ngành đã hoàn thiện và duy trì tốt hệ thống bảo đảm An ninh, An toàn hàng không. Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam đã bước vào năm thứ 15 không có tai nạn hàng không nghiêm trọng. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế được xây dựng và cập nhật theo các tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt trong đó có Luật Hàng không dân dụng Việt Nam được ban hành năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 1995 và nay là Luật sửa đổi, bổ sung Luật HKDDVN được Quốc hội thông qua năm 2006. Trên cơ sở Luật HKDDVN năm 2006, hệ thống văn bản pháp luật và các chính sách điều tiết vận tải hàng không phù hợp, Ngành HK đã chủ động, linh hoạt trong hội nhập quốc tế theo hướng tự do hoá, góp phần quan trọng cho sự phát triển của thị trường hàng không, đặc biệt chính sách của Nhà nước cho phép mở rộng đối với các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh vận tải hàng không; khuyến khích và bảo đảm các quyền cho các hãng HK nước ngoài khai thác đi/đến Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Đến nay đã có 51 hãng Hàng không nước ngoài khai thác 68 đường bay từ 22 quốc gia, vùng lãnh thổ đến Việt Nam; mạng đường bay nội địa do 5 hãng HKVN khai thác với 41 đường bay từ 3 trung tâm chính là Hà Nội, Đà Nẵng và Hồ Chí Minh tới 17 Cảng hàng không, sân bay địa phương; Riêng VN khai thác 48 đường bay quốc tế đến 28 cảng hàng không thuộc 15 quốc gia và vùng lãnh thổ. Thị trường vận tải HK Việt Nam năm 2012 đạt 25,3 triệu khách, tăng 6,5%; hàng hoá, bưu kiện đạt 527 nghìn tấn, tăng 10,9%. Cất hạ cánh tại các CHKSB Việt Nam đạt 310 nghìn lần chuyến, tăng 5,1%. Sản lượng điều hành bay đạt 454.076 lần chuyến, tăng 7,94% so với năm 2011. Lợi nhuận trước thuế của các Đơn vị doanh nghiệp lớn của ngành HK (Tổng công ty HKVN, Tổng công ty Cảng HKVN, Tổng công ty QLBVN) ước 1.403 tỷ đồng, đạt 120,54% kế hoạch; nộp ngân sách nhà nước 2.883 tỷ đồng, đạt 107,58% kế hoạch. Hàng trăm chuyến bay chuyên cơ chở các đ/c lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước được thực hiện an toàn, chu đáo, trọng thị. Các hãng hàng không Việt Nam hiện khai thác 97 tàu bay hiện đại: B777, A330, A321, A320, B737, ATR72 với độ tuổi trung bình là 6,5 tuổi, trong đó 40% là sở hữu với độ tuổi trung bình là 5,9 tuổi.

Việc đầu tư xây dựng mạng cảng hàng không, sân bay đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa, quốc tế được đặc biệt chú trọng. Tính đến thời điểm hiện nay, đã có 25/26 cảng hàng không hoàn thành quy hoạch, trong đó có 10 cảng hàng không quốc tế và 15 cảng hàng không nội địa; hiện 20 cảng hàng không, sân bay đã được đưa vào khai thác; các công trình nổi bật trong thời gian vừa qua là các nhà ga, cảng hàng không hiện đại như T2 Tân Sơn Nhất, CHK Liên Khương, Buôn Ma Thuột, đặc biệt là CHK quốc tế mới Phú Quốc. Tổng năng lực thông qua tại các cảng hàng không VN từ mức 6 triệu hành khách năm 2000 đã nâng lên mức 52 triệu hành khách vào năm 2012. Hệ thống cơ sở hạ tầng quản lý bay cũng được hoàn thiện với 2 Trung tâm ACC tại Tp. HCM và HAN đang được xây mới, 20 Đài chỉ huy tại các CHKSB và các đài trạm khác, bao gồm cả tại Đảo Trường Sa lớn. Ngành HK cũng đang hết sức nỗ lực cho 2 công trình trọng điểm là Nhà ga T2 Nội Bài và Cảng HKQT Long Thành.

Đến nay Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Kể từ sự kiện ngày 05/4/1956 khi ngành Hàng không dân dụng non trẻ của Việt Nam ký Hiệp định hàng không đầu tiên với CHDCND Trung Hoa, đến nay nước ta cũng đã ký kết 65 Hiệp định vận chuyển hàng không song phương, đa phương. Đặc biệt chúng ta đang tham gia tích cực vào tiến trình thiết lập Thị trường Hàng không Chung ASEAN vào năm 2015. Đồng thời tính hội nhập quốc tế của ngành còn thông qua việc chúng ta đã cơ bản tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế đối với tất cả các lĩnh vực hoạt động HKDD.

Đóng góp vào thành tích chung của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam hơn nửa thế kỷ qua, vai trò của Tổng cục HKDD, Cục Hàng không Việt Nam qua các thời kỳ đã được khẳng định. Với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về hàng không dân dụng, Cục Hàng không Việt Nam luôn là đầu mối chỉ đạo, điều phối và liên kết các lĩnh vực của Ngành HK trở thành một khối thống nhất, hiệu quả.

2. NỘI DUNG CỦA VĂN HÓA AN TOÀN HÀNG KHÔNG

2.1 Định nghĩa về Văn hóa an toàn Hàng không

Văn hóa an toàn là cách nhận thức về an toàn, được coi trọng và ưu tiên trong một tổ chức. Nó phản ánh sự cam kết một cách thực sự về an toàn ở tất cả các cấp trong tổ chức. Nó cũng đã được mô tả là "một tổ chức hoạt động như thế nào khi không có người giám sát".

Văn hóa an toàn không phải là một cái gì đó bạn sẽ có được hoặc mua được, nó là một cái gì đó của một tổ chức đạt được như một sản phẩm của các hiệu ứng kết hợp của Văn hóa Tổ chức, văn hóa tính chuyên nghiệp và thường xuyên trong công việc, Văn hóa Quốc gia.

Văn hóa an toàn do đó có thể là tích cực, tiêu cực hoặc trung lập. Bản chất của nó là những gì mọi người tin tưởng về tầm quan trọng của an toàn, bao gồm cả những gì họ nghĩ rằng các đồng nghiệp, cấp trên của họ và các nhà lãnh đạo thực sự tin tưởng về sự an toàn là một ưu tiên.

2.2 Văn hóa an toàn của tổ chức và cá nhân

Văn hóa an toàn của một tổ chức là sự kết hợp văn hóa của từng cá nhân với văn hóa của tổ chức. Để xây dựng thành công văn hóa an toàn cần phải quan tâm và chú trọng đến việc xây dựng văn hóa an toàn của mỗi cá nhân và văn hóa an toàn của tổ chức.

Văn hóa an toàn của cá nhân chính là cách cư xử, suy nghĩ, hành động của mỗi cá nhân liên quan đến vấn đề an toàn. Song song với đó, văn hóa an toàn của tổ chức chính là cách xử lý, hành động của tổ chức được thể hiện bằng những quy trình, quy định trong các vấn đề liên quan đến an toàn. Văn hóa đúng về an toàn trong tổ chức được thể hiện qua việc các thông tin an toàn được trao đổi và các cá nhân trong tổ chức đó nhận thức được tầm quan trọng về an toàn, niềm tin vào hiệu quả của hệ thống quản lý an toàn.

Văn hóa an toàn một mặt tránh quy trách nhiệm hay trừng phạt những cá nhân vô tình phạm lỗi hoặc hành động bất cẩn, mặt khác bảo đảm rằng mọi thông tin, báo cáo về an toàn được tiếp nhận một cách nghiêm túc và được sử dụng làm dữ liệu cho những đánh giá an toàn thích hợp. Điều này không có nghĩa môi trường văn hóa an toàn sẽ hoàn toàn không có trừng phạt, ngược lại, đó là môi trường có sự phân biệt công bằng giữa lỗi và những hành động cố ý, giữa rủi ro chấp nhận được với rủi ro không chấp nhận được.

Một trong những nội dung mà hệ thống quản lý an toàn nhấn mạnh là văn hóa báo cáo tự nguyện. Văn hóa báo cáo này khuyến khích việc thu thập các thông tin liên quan đến an toàn và sử dụng những thông tin ấy cho việc thúc đẩy an toàn và không trừng phạt cá nhân hay tổ chức báo cáo đối với những trường hợp phạm lỗi vô tình và không có chủ đích. Việc kiểm tra, điều tra dựa trên những thông tin, báo cáo về an toàn được thực hiện không nhằm mục đích tìm ra sự bất tuân thủ của một cá nhân hay một đơn vị mà chủ yếu để nhận dạng mối nguy hiểm trong hệ thống vận hành công việc cũng như giúp các quá trình đánh giá an toàn và quản lý an toàn của tổ chức trở nên hiệu quả hơn.

Văn hóa đúng về an toàn còn thể hiện qua việc thực hiện chia sẻ thông tin báo cáo an toàn và đánh giá an toàn của tổ chức. Điều này giúp cán bộ, nhân viên trong tổ chức nâng cao ý thức và trách nhiệm về an toàn và quản lý an toàn.

2.3 Các yếu tố cấu thành Văn hóa an toàn

Văn hoá an toàn bao gồm 5 yếu tố cơ bản:

  • Văn hoá báo cáo tự nguyện: Là môi trường văn hoá mà ở đó các cá nhân có thể tin cậy để tự nguyện báo cáo các vấn đề về an toàn mà không ngại bị khiển trách. Người cung cấp thông tin, báo cáo an toàn cần phải được tin rằng thông tin, báo cáo mà họ cung cấp sẽ được tiếp nhận và xử lý một cách thỏa đáng.
  • Văn hoá được thông báo: Tổ chức sẽ thu thập và phân tích dữ liệu an toàn liên quan và phổ biến một cách tích cực các thông tin an toàn đến các cá nhân trong tổ chức.
  • Văn hoá thích ứng linh hoạt: Các nhân viên khai thác trong tổ chức có khả năng thích nghi, linh hoạt trong mọi tình huống và chủ động trong báo cáo mối nguy hiểm.
  • Văn hoá học hỏi: Là văn hoá trong đó tổ chức có khả năng học hỏi từ chính những sai lầm của mình và tìm cách điều chỉnh. Các nhân viên được khuyến khích học hỏi, áp dụng các kỹ năng và hiểu biết của mình để nâng cao an toàn cho tổ chức. Nhân viên được phổ biến, cập nhật về các vấn đề an toàn, các hậu quả của sự cố cũng như những bài học kinh nghiệm.
  • Văn hoá không trừng phạt hay văn hoá đúng về an toàn: Là văn hoá an toàn trong đó các lỗi và các hành động không an toàn sẽ không bị trừng phạt nếu các lỗi/hành động đó là bất cẩn, không cố ý và rủi ro là chấp nhận được. Tuy nhiên, những vi phạm cố tình, có chủ ý hay những hành động khinh suất với rủi ro không thể chấp nhận được sẽ bị xử lý kỷ luật.

3. TẠI SAO VĂN HÓA AN TOÀN LẠI QUAN TRỌNG

Văn hóa an toàn có thể có tác động trực tiếp đến hiệu quả của an toàn. Nếu ai đó cho rằng an toàn không thực sự quan trọng, thậm là chí tạm thời, sau đó tìm cách giải quyết không dứt khoát, dấu giếm, đặc biệt là khi nhận thấy có một nguy cơ nhỏ chứ không phải là một nguy cơ rõ ràng và đưa một quyết định không không chính xác hoặc trừng phạt thì hậu quả sẽ rất khó lường. Tuy nhiên, một phản ứng đầu tiên, điển hình và dễ hiểu đối với Văn hóa an toàn là:

3.1 Chúng tôi đã có SMS, tại sao chúng tôi lại cần Văn hóa an toàn nữa?

Một hệ thống quản lý an toàn đại diện cho một tổ chức trong lĩnh vực an toàn, và nó là một hệ thống quan trọng để tất cả các nhân viên phải thực hiện theo nó nếu những người trong tổ chức tin tưởng về hệ thống đó. Tuy nhiên, các quy tắc và quy trình như vậy có thể không luôn luôn phải tuân thủ.

Câu trả lời cuối cùng là từ các đồng nghiệp của họ, cấp trên của họ, bao gồm cả người đứng mũi chịu sào của một tổ chức, cụ thể là Tổng Giám đốc Điều hành (CEO) của công ty. Để đảm bảo cam kết cần thiết cho sự an toàn, các nhà lãnh đạo tổ chức phải thấy rằng an toàn là ưu tiên của họ.

Giao thông hàng không là một trong những loại hình giao thông an toàn nhất hiện nay, những vụ tai nạn nghiêm trọng rất hiếm khi xảy ra. Chính vì vậy nhiều tổ chức cho rằng hoạt động của họ đang ở mức độ an toàn cao. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi các tai nạn trong hoạt động vận chuyển hàng không thường xảy ra rất nghiêm trọng. Bởi vậy, các tổ chức cần có một hệ thống quản lý an toàn (SMS) và một nền văn hóa an toàn thực sự văn minh để mọi hoạt động luôn luôn ở mức độ an toàn cao nhất và có thể chấp nhận được.

Tai nạn hàng không thực sự rất phức tạp và nhiều nguyên nhân không thể xác định được, vì vậy nguy cơ xảy ra mất an toàn không phải là luôn luôn dễ dàng nhận thấy. Thậm chí khó nhìn thấy được tình huống có ảnh hưởng hoặc tiềm ẩn ở phía trước của một tổ chức trong vấn đề an toàn. Một trong những nguyên nhân đó là khi thực hiện báo cáo một sự việc, người báo cáo lo ngại việc bị trả đũa hoặc bị truy cứu trách nhiệm nên họ thường bỏ qua và chạy đua với các nguy cơ xảy ra các rủi ro vì họ cho rằng báo cáo như vậy không phải nghĩa vụ họ phải làm. Vì vậy nếu bạn muốn duy trì an toàn trong hệ thống của mình thì bạn phải thực bạn phải nhận thức được thực trạng an toàn trong tổ chức của mình.

Làm thế nào một giám đốc điều hành có thể biết chắc chắn về các yếu tố phá hoại, rủi ro có thể xảy ra trong tổ chức của họ?

  • Bằng cách yêu cầu các giám đốc tìm hiểu và báo cáo?
  • Bằng cách yêu cầu kiểm tra các lực lượng lao động?

Và nhiều hơn nữa là cách tiếp cận mạnh mẽ, trực tiếp để tiến hành một cuộc khảo sát về Văn hóa an toàn nhằm cố gắng "đo lường" được văn hóa An toàn theo cách mà có thể được lặp đi lặp lại nhằm mục đích để so sánh.

3.2. Làm thế nào có thể đo lường được Văn hóa an toàn?

Văn hóa an toàn, cũng giống như văn hóa mà đôi khi khó có thể nhìn thấy từ bên trong. Nó giống như một con cá bơi lội trong nước - cá không thực sự nghĩ quá nhiều về nước. Vì vậy, thông thường các cuộc khảo sát Văn hóa an toàn trong hầu hết các ngành công nghiệp là một sự kết hợp của những quan điểm nội bộ, bên trong và bên ngoài:

“Bên ngoài” được sử dụng làm mục tiêu quan điểm cho người bên trong. Điều đó đã và đang được nói đến, tuy nhiên, nó là hữu ích để có một “Người chịu trách nhiệm về an toàn” bên trong tổ chức có thể hoạt động như một giao diện giữa kết quả khảo sát và các nhân viên ở tất cả các cấp. Người này thường là giám đốc an toàn hay người chịu trách nhiệm quản lý an toàn của tổ chức.

4. PHƯƠNG THỨC TIẾN HÀNH MỘT CUỘC KHẢO SÁT VĂN HÓA AN TOÀN ĐIỂN HÌNH

Một quá trình thử nghiệm bắt đầu với việc chuẩn bị nội dung 'prelaunch' cho các cuộc thảo luận để giải thích và phổ biến rộng rãi, thông báo kết quả cuộc khảo sát và phương pháp tiếp cận là:

  • Dấu tên (nặc danh)
  • Bí mật cho tổ chức
  • Độc lập - không thiên vị bất kỳ nhóm cụ thể

Quá trình khảo sát phải đưa ra hành động rõ ràng và ngắn gọn để giải quyết bất cứ thiếu sót nào đã được xác định. Đây có thể liên quan đến một trong hai nhóm nhân viên chức năng hoặc cung cấp dịch vụ hoặc đang trong quá trình khai thác.

5. VĂN HÓA AN TOÀN ĐEM LẠI ĐIỀU GÌ

Văn hóa an toàn tối ưu sẽ cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn và toàn diện hơn về rủi ro trong hoạt động khai thác, trong đó có tất cả các khía cạnh của các hoạt động của tổ chức. Điều này có thể thông qua việc đạt được một dòng chảy thông tin tốt hơn và duy trì một cuộc đối thoại có hiệu quả trong tổ chức về hiệu quả an toàn là ưu tiên hàng đầu.

6. TẠI SAO CHÚNG TA CẦN PHẢI HIỂU BIẾT VÀ TUYÊN TRUYỀN VỀ VĂN HÓA AN TOÀN?

Như đã được mô tả ở trên, cần phải nhận thức, hiểu biết về  văn hoá an toàn là gì và phấn đấu để đạt được một mức độ an toàn có thể chấp nhận được, vậy cần phải làm và làm như thế nào có thể tập trung vào một số nội dung như lưu trữ hồ sơ của sự cố, phân tích sự cố, đào tạo cán bộ và tích hợp việc duy trì an toàn và ưu tiên an toàn trong hoạt động khai thác và lặp đi lặp lại để năng cao nhận thức của hệ thống.

7. CHI PHÍ ĐO LƯỜNG VỀ VĂN HÓA AN TOÀN

Trong tất cả các tổ chức lớn, nó thường sẽ là cần thiết để trả cho một chuyên gia bên ngoài cơ quan để thiết kế và thực hiện một cuộc khảo sát. Ví dụ như đối với ANSPs ở châu Âu, sự hỗ trợ của EUROCONTROL có thể có sẵn và EUROCONTROL cũng đang xây dựng một hộp công cụ Văn hóa an toàn dựa trên web mà sẽ giúp khảo sát tiềm năng truy cập vào các tài nguyên. Ngoài ra, nó cũng có thể để đạt được một cuộc điều tra đầy đủ bằng cách tham gia với các tổ chức được quan tâm đến trong các khái niệm đo lường văn hóa kinh doanh.

Thêm vào đó, sẽ có một chi phí nội bộ dành cho nhân viên trong thời gian nhân viên tham gia vào cuộc khảo sát và cho một 'quản lý cao cấp' tham gia chiến dịch. Cũng có thể có một chi phí hành chính của tổ chức tham gia khảo sát. Hoàn thành của mỗi câu hỏi cá nhân có thể mất 20-30 phút và các cuộc họp nhóm hoặc hội thảo có thể là cần thiết, đặc biệt là đối với một cuộc khảo sát lần đầu tiên.

Việc thực hiện cải tiến an toàn được chỉ ra bởi các phát hiện trong cuộc khảo sát cũng sử dụng chi phí nội bộ. Tuy nhiên, hầu hết các yêu cầu về nguồn lực không phải là lựa chọn hợp lý và nó có thể được chọn đúng thời điểm một cách thận trọng để giảm thiểu chí phí.

8. VĂN HÓA AN TOÀN PHẢI XUẤT PHÁT TỪ NGƯỜI LÃNH ĐẠO CỦA TỔ CHỨC

Văn hóa an toàn phải xuất phát trước hết từ người lãnh đạo của tổ chức. Để làm được điều đó các nhà lãnh đạo phải thực hiện các nội dung sau:

8.1. Đưa ra một chính sách an toàn và cam kết của lãnh đạo về văn hóa an toàn

  • Ban hành chính sách an toàn, xác định các mục tiêu, chỉ tiêu, chỉ số an toàn và tổ chức thực hiện; Xây dựng Văn hóa an toàn; Xây dựng hệ thống báo cáo an toàn; Xây dựng quy trình quản lý sự thay đổi; xây dựng quy trình nhận diện mối nguy hiểm và quản lý rủi ro;
  • Tổ chức phổ biến và phối hợp với tất cả các đơn vị trong và ngoài ngành hàng không thực hiện các yêu cầu trong hệ thống quản lý an toàn đã xây dựng;
  • Tổ chức hệ thống kiểm tra, giám sát và thực hiện công tác kiểm tra, giám sát để bảo đảm các quy định đã được tuân thủ nghiêm ngặt.
  • Xây dựng kế hoạch đảm bảo nguồn lực để thực hiện được các mục tiêu, chỉ tiêu và chỉ số an toàn đã đề ra.

8.2. Giảm thiểu nguy cơ rủi ro

  • Giảm thiểu nguy cơ rủi ro là các biện pháp loại trừ mối nguy hiểm tiềm ẩn, làm giảm khả năng xảy ra hoặc mức độ nghiêm trọng của nguy cơ rủi ro.
  • Sau khi đánh giá các mối nguy hiểm đã được nhận dạng, hoặc kết quả điều tra sự cố và tai nạn, phụ trách an toàn sẽ chỉ định quyền ưu tiên tới nguy cơ rủi ro, lựa chọn cách khắc phục để loại bỏ hoặc giảm bớt mối nguy hiểm.  

Mỗi một lần các mối nguy hiểm được nhận dạng và được đánh giá, cần phải có biện pháp thích hợp để hạn chế nguy cơ rủi ro có ảnh hưởng đến hoạt động an toàn. Cần thiết phải có một chiến lược:

  • Loại trừ hoàn toàn mối nguy hiểm/nguy cơ rủi ro; 
  • Giảm bớt mức nguy cơ rủi ro bằng cách thay đổi các quy trình thao tác trong công việc; 
  • Chấp nhận các nguy cơ rủi ro ở mức thấp mà không cần bất kỳ một hành động nào;  
  • Truyền thông tới mọi người về các nguy cơ rủi ro liên quan đến mối nguy hiểm.   

Nếu nguy cơ rủi ro được khắc phục, các hành động hoặc công việc có thể được tiếp tục. Nếu không, cần phải cải tiến các hàng rào bảo vệ hoặc các biện pháp để loại bỏ hoặc tránh mối nguy hiểm. Các giải pháp có thể thực hiện:

  • Thay đổi các quy trình vận hành đang sử dụng;
  • Liên tục xem xét lại các hành động hoặc công việc;
  • Huấn luyện đào tạo định kỳ; 
  • Cải tiến việc kiểm tra giám sát;
  • Lập kế hoạch để đối phó với những sự bất ngờ;

8.3.  Công tác kiểm tra, đánh giá an toàn nội bộ

Người lãnh đạo phải duy trì một kế hoạch kiểm tra an toàn để kiểm tra việc tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn an toàn và xác định hiệu quả của toàn bộ chương trình an toàn. Kiểm tra có thể được tiến hành thường xuyên hoặc khi có yêu cầu.

Tất cả các báo cáo về sự cố và tai nạn phải được nghiên cứu tỉ mỉ để xác định sự kiện và nguyên nhân chính từ đó đưa ra các kế hoạch ngăn ngừa hoặc giảm bớt khả năng tái diễn. Tất cả các mối nguy hiểm phải được đánh giá để xác định các nguy cơ rủi ro gây mất an toàn đối với sân bay từ đó đưa ra các giải pháp và quyền ưu tiên xử lý các nguy cơ rủi ro.

8.4. Nội dung của công tác kiểm tra về an toàn bao gồm các nội dung

  • Tần suất của việc kiểm tra an toàn SMS (chỉ rõ giai đoạn);
  • Phạm vi kiểm tra;
  • Xác định nhân viên tham gia kiểm tra;
  • Trách nhiệm của cuộc kiểm tra đó;
  • Sử dụng Danh mục kiểm tra mối nguy hiểm để nhận dạng các tình trạng khác nhau của mối nguy hiểm và khả năng tiềm ẩn của nguy cơ rủi ro. Đó là: các điều kiện mất an toàn (vật lý, kết cấu, thiết chế, qui định…) hoặc các hành động mất an toàn do con người (sử dụng trang thiết bị hư hỏng, thông tin sai lệch, không tuân theo luật, sử dụng dụng cụ sai mục đích…).
  • Cách thức lập những hồ sơ bằng chứng trong quá trình kiểm tra;
  • Phương pháp thông báo kết quả tới những người quản lý chính và nhân viên.
  • Việc kiểm tra an toàn phải được thực hiện thường xuyên để xác định điểm mạnh, điểm yếu hoặc khu vực có nguy cơ rủi ro của hệ thống. Việc kiểm tra an toàn phải được thực hiện khi bất kỳ một công việc mới nào đưa vào hoạt động.

8.5. Giám sát việc thực hiện công tác an toàn.

Người lãnh đạo phải triển khai và duy trì những công cụ, phương tiện cần thiết để xác định việc thực hiện công tác an toàn của tổ chức so sánh với mục tiêu và chính sách an toàn đã được phê chuẩn để nâng cao tính hiệu quả của việc kiểm soát nguy cơ rủi ro an toàn. Để đạt được điều đó cần tăng cường công tác kiểm tra an toàn từ đó đánh giá lại xem hệ thống quản lý an toàn (SMS) có đáp ứng đầy đủ các điều khoản sau hay không:

  • Mức độ đáp ứng của nhân viên;
  • Sự tuân thủ các chỉ dẫn và quy trình đã được phê chuẩn;
  • Khả năng khai thác thiết bị và phương tiện của nhân viên.

Việc giám sát an toàn phải được thực hiện thường xuyên, trong đó cần đặc biệt quan tâm đến những khu vực:

  • Những khu vực có vấn đề hoặc hay có sự cố trong các hoạt động hàng ngày.
  • Những khu vực chồng lần nhiều đơn vị hoạt động hoặc có tần suất khai thác cao.

Phương pháp, cách thức thực hiện việc giám sát an toàn có thể sử dụng như: Bảng câu hỏi kiểm tra (Checklists), câu hỏi thăm dò (Questionnaires), câu hỏi phỏng vấn.

8.6. Quản lý sự thay đổi.

Người lãnh đạo phải triển khai và duy trì quy trình quản lý sự thay đổi có ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức từ đó có thể hạn chế hoặc giảm nhẹ các rủi ro do sự thay đổi gây ra. Để có thể quản lý được sự thay đổi cần phải:

  • Nhận dạng những thay đổi bên trong tổ chức mà có ảnh hưởng đến việc thiết lập các quy trình và dịch vụ.
  • Khi có sự thay đổi xuất hiện trong môi trường làm việc, nhóm nhân viên liên quan đến thay đổi sẽ được hỏi ý kiến để đánh giá trong tình huống mới có ảnh hưởng đến vấn đề an toàn ở nơi làm việc không.  
  • Bất kỳ sự thay đổi nào phải được xem xét và sắp xếp theo các mục tiêu của tổ chức.

8.7. Cải tiến liên tục hệ thống quản lý an toàn.

Người lãnh đạo phải triển khai và duy trì các quy trình vận hành trong hệ thống SMS để xác định những nguyên nhân của việc thực hiện thấp hơn tiêu chuẩn đã đưa ra trong hệ thống SMS, từ đó đưa ra các hành động sửa đổi các trạng thái thấp hơn tiêu chuẩn nhằm đảm bảo sự cải tiến liên tục của hệ thống SMS. Việc cải tiến liên tục hệ thống an toàn đạt được thông qua:

  • Đánh giá việc thực hiện của các phương tiện, thiết bị và các quy trình thông qua việc thanh tra và kiểm tra.
  • Đánh giá việc thực hiện của các cá nhân tiến hành đơn lẻ, xác minh sự hoàn thành các trách nhiệm về an toàn của họ.
  • Đánh giá việc tác động trở lại để kiểm tra hiệu lực của hệ thống đối với việc kiểm soát và làm giảm các nguy cơ rủi ro.

8.8. Huấn luyện và đào tạo.

Người lãnh đạo phải triển khai và duy trì chương trình huấn luyện đào tạo an toàn nhằm đảm bảo tất cả cán bộ, công nhân viên đều được đào tạo để vận hành tốt hệ thống SMS.

8.9. Truyền thông về an toàn.

Người lãnh đạo phải triển khai và duy trì các phương tiện truyền thông về công tác an toàn để đảm bảo tất cả cán bộ, công nhân viên đều nhận thức hoàn toàn đầy đủ về hệ thống SMS; truyền tải các thông tin quan trọng về an toàn; giải thích tại sao những hành động đặc biệt được đưa ra; giải thích tại sao các quy trình an toàn được tiến hành hoặc thay đổi.

Các biện pháp để truyền thông có thể bao gồm: Các chính sách và quy trình về an toàn; Hệ thống thư tín cơ quan; Các bài báo liên quan đến an toàn; Những tấm pano quảng cáo về an toàn; Những thông cáo

9. VAI TRÒ CỦA “VĂN HÓA KHÔNG TRỪNG PHẠT” VỚI VIỆC THỰC HIỆN THÀNH CÔNG VĂN HÓA AN TOÀN HÀNG KHÔNG

Một trong những chìa khóa để thực hiện thành công văn hóa an toàn là đạt được một "Just culture", đó là một môi trường báo cáo trong các tổ chức hàng không, quản lý và các cơ quan có thẩm quyền điều tra. Nền văn hóa báo cáo có hiệu quả hay không phụ thuộc vào các tổ chức xử lý trách nhiệm và trừng phạt như thế nào.

Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ của các hành động của con người là không an toàn có chủ ý (ví dụ như hoạt động tội phạm, lạm dụng thuốc, sử dụng các chất được kiểm soát, không tuân thủ liều lĩnh, phá hoại, v…v) và như vậy xứng đáng xử phạt mức độ nghiêm trọng thích hợp. Một sự tha thứ bao trùm lên tất cả các hành vi không an toàn sẽ thiếu độ tin cậy trong con mắt của người lao động và có thể được nhìn thấy để chống lại sự công bằng. " Văn hóa không đổ lỗi" hoặc “Văn hóa không trừng phạt” thực chất là hoặc không khả thi hoặc là không đạt được mong muốn của người quản lý.

Điều cần thiết của "Văn hóa không trừng phạt", là một bầu không khí tin tưởng trong đó mọi người được khuyến khích, thậm chí thưởng, để cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến an toàn, nhưng trong đó họ cũng phải rõ ràng về mức độ, giới hạn được đưa ra giữa hành vi chấp nhận được và hành vi không thể chấp nhận được .

Nhu cầu tìm hiểu từ các tai nạn và sự cố thông qua điều tra an toàn để có hành động thích hợp để ngăn chặn sự lặp lại của các sự kiện như vậy. Ngoài ra, nó quan trọng là số lần xuất hiện thậm chí sự cố nhỏ được điều tra để nhằm mục đích ngăn chặn các chất xúc tác cho các tai nạn nghiêm trọng. Phân tích an toàn và điều tra là một phương tiện cần thiết và hiệu quả của việc cải thiện an toàn, bằng cách học hỏi những bài học thích hợp từ lần xuất hiện an toàn và áp dụng các hành động phòng ngừa. Do đó, quan trọng là một môi trường tồn tại nơi được báo cáo xảy ra, các quy trình cần thiết là nơi để điều tra và cho sự phát triển của các hành động cần thiết phòng ngừa chẳng hạn như đào tạo lại, cải thiện giám sát ...

9.1. Điều kiện đối với Văn hóa hóa không trừng phạt

Theo điều kiện "Văn hóa hóa không trừng phạt" , là không được đổ lỗi cho cá nhân khi người mắc lỗi chân thành nhưng phải chịu trách nhiệm đối với các hành vi vi phạm là cố ý và cẩu thả.

Thông thường Mọi người ít sẵn sàng để thông báo cho tổ chức về những sai sót của riêng mình và vấn đề an toàn hoặc nguy hiểm khác nếu họ sợ bị trừng phạt hoặc bị truy cứu. Sự thiếu tin tưởng của nhân viên như vậy ngăn chặn việc quản lý được thông báo về những rủi ro thực tế.

Người Quản lý sau đó không thể thực hiện những quyết định đúng đắn để cải thiện về vấn đề an toàn. Tuy nhiên, tổn quan của " văn hóa không đổ lỗi cho" văn hóa là hoặc không khả thi hoặc cũng không đạt được mong muốn. Hầu hết mọi người đều mong muốn một số mức độ trách nhiệm khi rủi ro xảy ra.

Trong một nỗ lực để giải quyết vấn đề đó, J. Reason mô tả một "Just culture - Văn hóa không trừng phạt" như một bầu không khí tin tưởng trong đó mọi người được khuyến khích, và thậm chí thưởng, cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến an toàn, nhưng trong đó họ cũng phải rõ ràng về mức độ, giới hạn phải được đưa ra giữa hành vi chấp nhận được và không thể chấp nhận được.

Do đó, Văn hóa không trừng phạt cần hỗ trợ học tập, rút kinh nghiệm  từ các hành vi không an toàn để nâng cao trình độ nhận thức an toàn thông qua việc công nhận các tình huống an toàn được cải thiện và có ý thức và chia sẻ thông tin an toàn. Do đó, Chỉ cần một nền văn hóa có thể được coi là một tạo khả năng, và thậm chí chỉ số, Văn hóa an toàn (tốt).

9.2. Tuyên bố nguyên tắc chung về văn hóa không trừng phạt

Con người có thể hiểu một cách miễn cưỡng để báo cáo những sai lầm của họ để tổ chức sử dụng chúng hoặc các bộ phận của nhà chức trách quy định chúng. Để khuyến khích họ làm như vậy, các tổ chức này công bố báo cáo tóm tắt các nguyên tắc cơ bản của một nền văn hóa không trườn phạt mà họ sẽ theo. Ngoài ra, họ phải đảm bảo rằng những nguyên tắc này được áp dụng ở tất cả các cấp của các tổ chức của họ.

9.3. Một tuyên bố như vậy nên bao gồm các vấn đề sau đây:

a. Bảo mật thông tin về cá nhân (báo cáo bí mật)

Thông thường con Người không muốn thu hút sự chú ý đến lỗi của bản thân hoặc đồng nghiệp của họ, do bối rối. Họ phải tin tưởng rằng danh tính của họ, hoặc nhân dạng của bất kỳ người nào có liên quan trong báo cáo sẽ không được công bố mà không được sự đồng ý của họ, trừ khi điều này là cần thiết theo quy định của pháp luật. Cam kết rằng bất kỳ hành động an toàn tiếp theo nào được tiến hành càng nhiều càng tốt, đảm bảo tính ẩn danh của những người tham gia.

b. Hành động trừng phạt

Một người vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quy định hoặc thủ tục của công ty thông qua một hành động cố ý hoặc do cẩu thả không thể mong đợi miễn trừ truy tố. Tuy nhiên, nếu hành vi vi phạm không chủ tâm , không chủ ý, và sẽ không truy cứu ngoại trừ để báo cáo, anh / chị ấy cần được bảo vệ khỏi sự trừng phạt hoặc bị truy cứu trách nhiệm.

c. Mất Giấy phép

Hoàn cảnh của một báo cáo có thể chỉ ra rằng hiệu suất của một cá nhân là dưới mức có thể chấp nhận được. Điều này có thể cho thấy sự cần thiết phải đào tạo thêm, hoặc thậm chí hủy bỏ giấy phép của một cá nhân. Hành động như vậy không bao giờ phải trừng phạt.

d. Các chức năng chính để phát triển và duy trì văn hóa không trừng phạt 

Danh sách sau đây đưa ra số chức năng quan trọng cần được giải quyết khi phát triển và duy trì văn hóa không trừng phạt trong một tổ chức:

  • Văn hóa không trừng phạt được công bố trong chính sách của tài liệu;
  • Định nghĩa đồng ý về những gì là hành vi "chấp nhận được", và những gì là "không thể chấp nhận được". (Lưu ý: này sẽ được cụ thể, phù hợp với, các giá trị có nguồn gốc từ nền văn hóa quốc gia, tổ chức và hiệp hội nghề nghiệp).
  • Biện pháp xử lý trừng phạt đối với những hành vi không thể chấp nhận được đã được đồng ý.
  • Xử lý để đối phó với hành động nằm trong vùng cảnh báo "vùng xám".
  • Chính sách truyền thông thông tin của tổ chức đối với văn hóa không trừng phạt.
  • Hệ thống báo cáo liên quan đến chính sách Văn hóa không trừng phạt.
  • Đối xử công bằng phải được áp dụng.
  • Vi phạm của chính sách đang được theo dõi (ví dụ, vi phạm lỗi bị trừng phạt hoặc miễn).
  • Báo cáo theo dõi các hành động được khắc phục để giải quyết các sai sót.

CHƯƠNG 3: CÁC NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN VỀ AN NINH, AN TOÀN GIAO THÔNG HÀNG KHÔNG DÀNH CHO NGƯỜI DÂN KHU VỰC LÂN CẬN CẢNG HÀNG KHÔNG SÂN BAY

1. NỘI DUNG CỦA HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN

1.1 Tổ chức các hoạt động tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về an ninh, an toàn giao thông Hàng không cho đối tượng là thanh thiếu niên tại khu vực lân cận các Cảng Hàng không, sân bay.

a. Nội dung:

  • Giới thiệu về Luật Hàng không dân dụng Việt Nam. Các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Hàng không dân dụng Việt Nam; Nghị định 60/NĐ - CP năm 2010 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hàng không dân dụng, Nghị định 81/NĐ - CP năm 2010 của Chính phủ về an ninh Hàng không dân dụng.
  • Thông tin chung về tình hình bảo đảm an ninh, an toàn giao thông Hàng không tại các Cảng Hàng không sân bay trên toàn quốc.
  • Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về an ninh, an toàn giao thông Hàng không cho đối tượng là cán bộ Đoàn, Hội, Đội chủ chốt, Ban Giám hiệu các trường tại khu vực lân cận các Cảng Hàng không.
  • Ký kế hoạch phối hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về an ninh, an toàn giao thông Hàng không giữa các cơ sở Đoàn trong Ngành Hàng không dân dụng Việt Nam với các cơ sở Đoàn trực thuộc tại địa phương có Cảng Hàng không, sân bay.

b. Hình thức tổ chức:

 

Triển khai chương trình tuyên truyền về an ninh an toàn giao thông Hàng không  thông qua hình thức tổ chức Hội nghị tuyên truyền tập trung với sự tham gia của cán bộ Đảng, Chính quyền, Đoàn thể chính trị xã hội, cán bộ Đoàn, Hội, Đội chủ chốt, Ban Giám hiệu các trường tại khu vực lân cận các Cảng Hàng không Rạch Giá, Pleiku.

 

1.2 Tổ chức các chương trình truyền thông trực tiếp về an ninh, an toàn giao thông Hàng không. Phát động cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về an ninh, an toàn giao thông Hàng không cho đối tượng thiếu nhi trong các trường phổ thông với chủ đề “Em yêu những chuyến bay trên bầu trời quê hương”:

a. Mục đích, yêu cầu của Cuộc thi:

  • Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền các quy định về bảo đảm an toàn giao thông Hàng không tại cảng hàng không sân bay địa phương trên toàn quốc.
  • Thông qua cuộc thi nhằm tuyên truyền để nâng cao nhận thức, giáo dục thanh thiếu nhi tại khu vực cảng hàng không sân bay ý thức chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn giao thông hàng không.
  • Phát huy vai trò trung tâm của nhà trường trong việc tuyên truyền, giáo dục học sinh, thanh thiếu niên nhằm bảo đảm trật tự an toàn hàng không.
  • Thông qua cuộc thi nhằm củng cố, xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa thanh niên Ngành Hàng không với các trường trên địa bàn khu vực cảng hàng không và thiếu nhi tại địa phương.
  • Cuộc thi phải bảo đảm hiệu quả, thiết thực, đúng đối tượng, phù hợp với hoạt động của thiếu nhi trong trường học, có tác dụng và ảnh hưởng tốt đối với nhân dân và đặc biệt là thiếu niên, nhi đồng tại địa bàn, góp phần tích cực bảo đảm an ninh, an toàn giao thông hàng không.

b. Hình thức:

  • Đối với đối tượng thiếu nhi trong các trường học: Tổ chức tuyên truyền về an ninh, an toàn giao thông hàng không qua các buổi nói chuyện kết hợp với trưng bày hình ảnh, phát tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền; tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa và trò chơi tương tác. Thi viết và trả lời các câu hỏi dưới hình thức tập thể (Các chi đội) và cá nhân.
  • Đối với thanh niên tại địa phương: Cấp phát tài liệu tuyên truyền, triển khai các pano, áp phích tuyên truyền; sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong đó tập trung vào báo chí, truyền hình tại địa phương.
  • Xây dựng chuyên mục, bài viết phổ biến kiến thức pháp luật về an ninh, an toàn giao thông hàng không trên các phương tiện truyền thông của Ngành như website của Cục Hàng không Việt Nam, Tạp chí Hàng không Việt Nam, Báo giao thông vận tải…

1.3 Giới thiệu mục đích, ý nghĩa của cuộc thi “Em yêu những chuyến bay trên bầu trời quê hương”

  • Thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền các quy định về bảo đảm an toàn giao thông Hàng không tại cảng hàng không sân bay địa phương trên toàn quốc.
  • Thông qua cuộc thi nhằm tuyên truyền để nâng cao nhận thức, giáo dục thanh thiếu nhi tại khu vực cảng hàng không sân bay ý thức chấp hành các quy định về đảm bảo an toàn giao thông hàng không.
  • Phát huy vai trò trung tâm của nhà trường trong việc tuyên truyền, giáo dục học sinh, thanh thiếu niên nhằm bảo đảm trật tự an toàn hàng không.
  • Thông qua cuộc thi nhằm củng cố, xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa thanh niên Ngành Hàng không với các trường trên địa bàn khu vực cảng hàng không và thiếu nhi tại địa phương.
  • Cuộc thi phải bảo đảm hiệu quả, thiết thực, đúng đối tượng, phù hợp với hoạt động của thiếu nhi trong trường học, có tác dụng và ảnh hưởng tốt đối với nhân dân và đặc biệt là thiếu niên, nhi đồng tại địa bàn, góp phần tích cực bảo đảm an ninh, an toàn giao thông hàng không.

1.4 Phổ biến một số nội dung, ý nghĩa của Chương trình tuyên truyền

a. Kiến thức, thông tin cơ bản về ngành hàng không

  • Những thông tin cơ bản về tàu bay (chủng loại, trọng lượng, tốc độ, số lượng hành khách, ....)
  • Ưu điểm của vận chuyển bằng tàu bay (nhanh chóng, thuận tiện, hệ số an toàn cao)
  • Đặc điểm của hoạt động của khai thác tàu bay (liên quan đến nhiều cơ quan khác nhau tham gia: hãng hàng không, quản lý bay, cảng hàng không)
  • Khái quát phạm vi hoạt động của tàu bay (trên trời, gần mặt đất và trong sân bay)

b. Ý nghĩa của việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng không

  • Tính chất và mối liên hệ chặt chẽ giữa các cơ quan để bảo đảm an toàn, an ninh hàng không (chống lại việc làm mất an toàn hàng không một cách có  chủ ý).
  • Những hậu quả khi mất an toàn, an ninh hàng không thiệt hại lớn về người và của (trên tàu bay và dưới mặt đất); tiếng vang, dư luận tiêu cực cho xã hội trên phạm vi lớn.

c. Trách nhiệm, vai trò trong việc đảm bảo an toàn, an ninh hàng không

  • Bảo đảm an toàn, an ninh phải được tiến hành đồng bộ tại tất cả các công đoạn (chất lượng tàu bay (hãng hàng không); điều hành chuyến bay (KSVKL) và kiểm soát người và vật phẩm đem lên tàu bay (an ninh sân bay) và bảo đảm trật tự, an toàn tại khu vực cảng HKSB.
  • Trách nhiệm thực hiện các biện pháp phòng ngừa trong khu vực sân bay, lân cận cảng hàng không sân bay (nuôi thả chim, gia cầm, gia súc; thả diều, đá bóng; ngăn chặn việc người, phương tiện xâm nhập bất hợp pháp, ....)
  • Tinh thần của người dân trong khu vực lân cận cảng hàng không sân bay trong vấn đề chấp hành và chủ động, tự giác thực hiện nghĩa vụ bảo đảm an toàn, an ninh hàng không (phát hiện vật lạ - nghi là rơi từ tàu bay; người có hành vi khả nghi tại khu vực hàng rào sân bay, hư hỏng các công trình thuộc ngành hàng không,...)

2. NGÂN HÀNG CÂU HỎI CUỘC THI “EM YÊU NHỮNG CHUYẾN BAY TRÊN BẦU TRỜI QUÊ HƯƠNG”

Nội dung các câu hỏi trong ngân hàng câu hỏi của Cuộc thi được biên soạn dễ hiểu, dễ nhớ, phù hợp với nhiều đối tượng và được sử dụng để tuyên truyền, phổ biến cho người dân khu vực lân cận Cảng Hàng không, sân bay.

a. Hãy chọn đáp án đúng nhất bằng cách khoanh tròn vào một trong số các phương án trả lời:

(Đáp án là câu được in đậm)

1. Máy bay chở khách thông thường hạ cánh:

 

a) trên đường cất hạ cánh

 

b) trên đường quốc lộ

 

c) trên cánh đồng

 

d) bất kỳ nơi nào.

 

2. Phương tiện giao thông nào có tốc độ nhanh nhất?

 

a) Ô tô

 

b) Tàu hỏa

 

c) Tàu bay

 

d) Tàu thủy

 

3. Máy bay chở khách thông thường khi bay có cần phải tuân theo hướng dẫn của trung tâm chỉ huy dưới mặt đất không?

 

a) Có

 

b) Không

 

4. Vận tải hàng không là việc:

 

a) Sử dụng Ô tô chuyên chở người và hàng hóa

 

b) Sử dụng Tàu thủy chuyên chở người và hàng hóa

 

c) Sử dụng tàu bay chuyên chở người và hàng hóa

 

d) Sử dụng Tàu hỏa chuyên chở người và hàng hóa

 

5. Cảng hàng không là công trình:

 

a) Công trình an ninh trọng điểm của quốc gia

 

b) Công trình kiến trúc nghệ thuật của quốc gia

 

c) Một căn cứ quân quân sự

 

d) Một trung tâm huấn luyện An ninh

 

6. Khu vực hạn chế tại Cảng hàng không là khu vực:

 

a) Người dân được phép ra vào, vui chơi, tham gia giao thông

 

b) Cấm người, phương tiện và gia súc xâm nhập nếu không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

 

7. Hành động nào sau đây vi phạm các quy định về an ninh, an toàn hàng không

 

a) Thả diều quanh khu vực sân bay

 

b) Tập thể dục thể thao bên trong sân bay

 

c) Chăn thả Trâu, Bò trong sân bay

 

d) Xâm nhập trái phép vào trong sân bay

 

e) Tất cả các hành động trên.

 

8. Đối tượng nào sau đây được phép ra vào khu vực hạn chế

 

a) Học sinh, Sinh viên

 

b) Nhân dân địa phương sinh sống cạnh sân bay

 

c) Người có giấy phép kiểm soát an ninh

 

d) Lãnh đạo địa phương

 

9. Những phương tiện nào sau đây được phép hoạt động trong khu vực hạn chế tại sân bay:

 

a) Xe  đạp

 

b) Xe máy

 

c) Ô tô

 

d) Tất cả các loại phương tiện có giấy phép hoạt động tại sân bay

 

10. Tai nạn giao thông nào thu hút sự quan tâm chú ý của dư luận và gây thiệt hại nặng nề nhất

 

a) Tai nạn Ô tô

 

b) Tai nạn máy bay

 

c) Tai nạn xe máy

 

d) Tai nạn tàu thủy

 

11. Khi không có hoạt động bay thì việc vào ra trong sân bay của người dân không ảnh hưởng đến an ninh, an toàn. Điều này theo bạn đúng hay sai:

 

a) Đúng

 

b) Sai

 

12. Theo bạn ai là người được xem là người lạ tại sân bay?

 

a) Người không có thẻ kiểm soát đang có mặt trong khu vực hạn chế.

 

b) Không chấp nhận kiểm tra an ninh.

 

c) Đến khu vực mà họ không được phép.

 

d) Cả ba phương án là đúng

 

13. Theo bạn an ninh hàng không là:

 

a) Các biện pháp an ninh hàng không.

 

b) Hệ thống các trang thiết bị an ninh.

 

c) Nguồn nhân lực trong công tác an ninh

 

d) Kết hợp cả ba phương án trả lời trên

 

14. Mục đích của việc thiết lập các biện pháp an ninh hàng không ?

 

a) Ngăn chặn việc tiếp cận máy bay.

 

b) Ngăn chặn việc chuyển vũ khí vào sân bay và máy bay.

 

c) Phát hiện các dấu hiệu nghi vấn là tội phạm để tăng cường các biện pháp an ninh.

 

d) Cả ba phương án là đúng

 

15. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng không dân dụng:

 

a) Nuôi, thả chim, gia súc, gia cầm trong khu vực cảng hàng không, sân bay.

 

b) Thả thiết bị, vật dụng hoặc các vật thể khác vào không trung gây ảnh hưởng đến an ninh toàn bay, môi trường và dân sinh.

 

c) Làm hư hỏng các hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay.

 

d) Tất cả các hành vi trên.

 

16. Theo Nghị định 60/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng thì những hành vi sau:

 

  • Xâm nhập trái phép vào tàu bay;
  • Tung tin hoặc cung cấp thông tin sai về việc có  bom, vật liệu nổ, chất nổ, chất phóng xạ, vũ khí sinh hóa học hoặc các loại thông tin khác có thể gây uy hiếp an toàn của tàu bay, người trên mặt đất, công trình, trang bị, thiết bị hàng không dân dụng và ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hàng không dân dụng;

Sẽ bị phạt tiền đối với mỗi hành vi:

 

a) Từ 500.000đ đến 1.000.000đ

 

b) Từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ

 

c) Từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ

 

17. Theo Nghị định 60/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng thì những hành vi sau:

 

  • Thả thiết bị, vật dụng và các vật thể khác vào không trung ngoài cảng hàng không, sân bay ảnh hưởng đến an toàn hoạt động bay;
  • Làm hư hỏng hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay;

Sẽ bị phạt tiền đối với mỗi hành vi:

 

a) Từ 200.000đ đến 500.000đ

 

b) Từ 500.000đ đến 1.000.000đ

 

c) Từ 1.000.000đ đến 5.000.000đ

 

18. Theo Nghị định 60/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng thì những hành vi sau:

 

  • Lắp đặt, sử dụng trong cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay các loại đèn, ký hiệu, tín hiệu hoặc các vật thể ảnh hưởng đến việc tàu bay cất cánh, hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay hoặc việc nhận biết cảng hàng không, sân bay;
  • Thả thiết bị, vật dụng hoặc các vật thể khác trong cảng hàng không, sân bay gây ảnh hưởng đến an toàn bay;

Sẽ bị phạt tiền đối với mỗi hành vi:

 

a) Từ 1.000.000đ đến 5.000.000đ

 

b) Từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ

 

c) Từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ

 

19. Theo Nghị định 60/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng thì những hành vi sau:

 

  • Hủy hoại, gây hư hại, làm biến dạng, di chuyển vật đánh dấu, vật ngăn cách, vật ghi tín hiệu, vật bảo vệ tại cảng hàng không, sân bay;
  • Làm hư hại các ký hiệu, thiết bị nhận biết cảng hàng không, sân bay;
  • Làm hư hỏng phương tiện, trang bị, thiết bị hàng không trong khu bay;

Sẽ bị phạt tiền đối với mỗi hành vi:

 

a) Từ 1.000.000đ đến 5.000.000đ

 

b) Từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ

 

c) Từ 10.000.000đ đến 20.000.000đ

 

20. Các hệ thống, thiết bị bảo đảm hoạt động bay là các hệ thống, thiết bị phục vụ cho công tác giám sát, điều hành hoạt động bay và được lắp đặt:

 

a) Chỉ có thể lắp đặt trong Cảng hàng không, sân bay.

 

b) Có thể được lắp đặt cả ở trong và ngoài Cảng hàng không, sân bay.

 

21. Bảo vệ an toàn các hệ thống, thiết bị thông tin, dẫn đường, giám sát và an ninh thông tin là trách nhiệm của:

 

a) Nhà nước;

 

b) Đơn vị quản lý tài sản;

 

c) Các cơ quan Nhà nước, tổ chức và cá nhân.

 

22. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam do cơ quan nào ban hành

 

a) Bộ Giao thông vận  tải;

 

b) Chính phủ;

 

c) Quốc hội.

 

23. Cảng hàng không là:

 

a) Là sân bay và trang bị, thiết bị được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không. 

 

b) Là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không.

 

c) Cả hai ý trên đều sai.

 

24. Cảng hàng không quốc tế là:

 

a) Là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc tế.

 

b) Là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển nội địa.

 

c) Là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc tế và vận chuyển nội địa.

 

25. Cảng hàng không nội địa là:

 

a) Là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc tế.

 

b) Là Cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển nội địa.

 

c) Là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc tế và vận chuyển nội địa.

 

26. Cục Hàng không Việt Nam thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước, là cơ quan trực thuộc:

 

a) Chính phủ;

 

b) Bộ Quốc phòng;

 

c) Bộ Giao thông vận tải

 

27. Hành khách có được hút thuốc trong buồng vệ sinh hoặc những nơi không được phép trên tàu bay không ?

 

a) Có;

 

b) Không.

 

28. Căn cứ theo Quyết định số 94/2009/QĐ – TTg ngày 16 tháng 07 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ thì Nhà chức trách Hàng không theo quy định của pháp luật là:

 

a) Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam

 

b) Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải.

 

c) Bộ Giao thông Vận tải.

 

d) Cục Hàng không Việt Nam

 

29. Căn cứ theo Quyết định số 27/2007/QĐ – BGTVT ngày 22 tháng 06 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thì cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại Cảng hàng không, sân bay là:

 

a) Các Tổng công ty Cảng Hàng không khu vực

 

b) Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam

 

c) Tổng công ty Hàng không Việt Nam

 

d) Cảng vụ Hàng không trực thuộc Cục Hàng không Việt Nam

 

30. Cục Hàng không dân dụng Việt Nam (nay là Cục Hàng không Việt Nam) thành lập ngày tháng năm nào:

 

a) 15/01/1954

 

b) 15/01/1955

 

c) 15/01/1956

 

d) 15/01/1957

 

b. Câu hỏi tự luận

 

1. Em hãy trình bày những hiểu biết của em về an ninh an toàn giao thông  trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

 

2. Em hãy đưa ra nhận xét, đánh giá của mình về việc vi phạm an ninh an toàn hàng không tại Cảng hàng không quê hương em hiện nay. Liên hệ với bản thân về việc chấp hành những quy định về an ninh, an toàn giao thông Hàng không.

 

3. Em hãy trình bày những ý tưởng để phổ biến, tuyên truyền giúp cho mọi người (nhất là đối tượng thanh thiếu niên và học sinh) hiểu được các hành vi sau là vi phạm các quy định về an ninh, an toàn giao thông hàng không: Thả diều bên trong, gần khu vực Cảng hàng không, sân bay; chăn thả súc vật trong khu vực sân bay; chơi đùa trên đường băng, đường lăn và sân đỗ; xâm phạm các hệ thống, thiết bị phục vụ cho hoạt động bay.

 

4. Em hãy trình bày cảm nghĩ của mình khi nhìn thấy những chuyến bay trên bầu trời quê hương. (Có thể trình bày cảm nghĩ dưới nhiều hình thức: Sáng tác truyện, thơ, nhạc, vẽ tranh, ....)

Nguồn: caa.gov.vn

Thông báo