Phóng sự ảnh: Công việc của nữ Kiểm soát viên không lưu

thứ sáu, 19/10/2018 10:12

Untitled

Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam hiện có có 673 kiểm soát viên không lưu, trong đó nữ là 271 chiếm hơn 40%.

Untitled%201

Kiểm soát không lưu - công việc đòi hỏi rất khắt khe về cả tư duy, kiến thức. Ngoài các qui định, tiêu chuẩn nghiêm ngặt của ICAO, họ cần phải có thêm những kỹ năng đặc biệt tốt như: phản xạ, trí nhớ, khả năng chịu áp lực cao.

2(1)

4

Công việc luôn đòi hỏi một sự tập trung cao độ, bởi sau mỗi huấn lệnh của họ đưa ra là sự an toàn sinh mạng của hàng trăm, hàng ngàn hành khách trên các chuyến bay.

5

6

Do tính chất đặc thù, nữ KSVKL phải làm việc theo ca/kíp bất kể ngày đêm. Nhất là những dịp nghỉ Lễ, khi tần suất bay tăng đột biến, họ phải làm việc vô cùng căng thẳng, tập trung cao độ, mắt không rời màn hình ra đa. Vào những lúc đó mới thấy được sự quý giá của quãng thời gian được nghỉ giữa ca. Nó giúp các chị lấy lại cân bằng, thêm tỉnh táo, sảng khoái tinh thần để bước vào kíp trực.

7

Chia sẻ với chúng tôi, chị Trần Thị Quang Hiển nữ KSVKL - người có tuổi đời cao nhất trong số các nữ KSVKL của Tổng công ty, hiện đang làm việc tại Trung tâm Kiểm soát Tiếp cận - Tại sân Tân Sơn Nhất cho biết: hơn 24 năm gắn bó với nghề này, chỉ có lòng đam mê mới có thể giúp tôi vượt qua những khó khăn, áp lực trong công việc.

8

Nói về công việc của mình, chị Quang Hiển cho biết thêm: khả năng chịu đựng áp lực trong điều hành bay của chị em có thể không bằng nam giới, nhưng ngược lại nữ KSVKL lại có được tính sự kiên trì, mềm mỏng, rất khéo léo khi xử lý tình huống.

U27A8417

Đã có nhiều cán bộ nữ của Tổng công ty trưởng thành từ Kiểm soát viên không lưu. Trong số đó phải kể đến chị Nguyễn Thị An Thủy - Phó trưởng Trung tâm Kiểm soát đường dài Hà Nội, Kíp trưởng không lưu, thuộc Công ty Quản lý bay miền Bắc.

_DSC0079

Liên tục trong nhiều năm, chị An Thủy được tặng thưởng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Cơ sở” và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Năm 2015, chị Thủy vinh dự là cá nhân tiêu biểu xuất sắc được vinh danh trong Hội nghị điển hình tiên tiến của Tổng công ty giai đoạn 2010-2015.

U27A8428

Với kinh nghiệm công tác 25 năm trong nghề Kiểm soát không lưu, chị An Thủy đã trải lòng: Nữ KSVKL chúng tôi phải hi sinh rất nhiều, những áp lực của công việc, thức đêm làm việc thường xuyên chính là kẻ thù số một khiến cho nhan sắc, sức khỏe của chị em nhanh chóng bị giảm sút.

U27A8445

Trong những năm gần đây, thực hiện chương trình XHH đào tạo KSVKL, Tổng công ty đã có gần 100 KSVKL tốt nghiệp tại New Zealand đang công tác tại các cơ sở điều hành bay trong cả nước. Trong số đó, chị Trần Thị Uyên Hà sinh năm 1996 đang là nữ KSVKL trẻ nhất Tổng công ty. Chị đang làm việc tại Trung tâm Kiểm soát đường dài Hà Nội.

10

9

0

Không chỉ hoàn thành tốt công tác chuyên môn, nữ KSVKL của Tổng công ty cũng luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao. Chính điều này đã giúp các chị thêm tươi trẻ, càng gắn bó với Tổng công ty, với công việc điều hành bay mà các chị đã chọn.

BBT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thông báo