05/12/2024
Chương trình An toàn đường cất hạ cánh
Thời điểm đó, Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới (ICAO) nhận thấy cần phải có hành động để giải quyết các vấn đề liên quan đến an toàn đường CHC và đã thực hiện một chiến dịch tuyên truyền nâng cao nhận thức về vấn đề này. Từ năm 2002 đến 2005, ICAO đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo tại nhiều khu vực trên thế giới bao gồm Châu Á – Thái Bình Dương, trong đó đã đưa ra nhiều khuyến cáo để các quốc gia, tổ chức quốc tế, nhà khai thác sân bay, nhà khai thác tàu bay, các tổ chức cung cấp dịch vụ không lưu thiết lập và thực hiện chương trình An toàn đường CHC.
Đến tháng10/2010 ICAO ban hành Nghị quyết về việc thiết lập và thực hiện Chương trình An toàn đường CHC nhằm tăng cường an toàn trong việc khai thác, sử dụng đường CHC thông qua các giải pháp, biện pháp cụ thể để giảm số lượng và mức độ nghiêm trọng của các trường hợp xâm nhập đường CHC, hạ cánh lệch đường CHC, sử dụng nhầm đường CHC và các sự cố trên bề mặt sân bay.
Việt Nam với trách nhiệm của một quốc gia thành viên đã ban hành Chương trình An toàn đường CHC với nội dung chính như sau:
1. Tuyên truyền phổ biến tới các tổ chức, cá nhân liên quan về tầm quan trọng, nội dung và các yêu cầu đối với công tác đảm bảo an toàn đường CHC.
2. Xây dựng và ban hành các hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện an toàn CHC, bao gồm:
- Ngăn ngừa việc xâm nhập đường cất hạ cánh;
- Ngăn ngừa tàu bay chệch ra khỏi đường cất hạ cánh;
- Ngăn ngừa việc sử dụng nhầm đường cất hạ cánh;
- Ngăn ngừa các sự cố khác xảy ra trên đường cất hạ cánh.
3. Lập và duy trì hoạt động tổ công tác về an toàn đường CHC tại mỗi cảng hàng không.
4. Tổ chức thực hiện nâng cao điều kiện đường CHC.
5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, cấp giấy phép phương tiện và người điều khiển phương tiện hoạt động trên khu hoạt động của sân bay, kiểm soát viên không lưu và người lái tàu bay.
6. Tổ chức thực hiện và duy trì chế độ báo cáo an toàn; thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá dữ liệu an toàn đường CHC để có biện pháp khắc phục, ngăn ngừa sự cố tái diễn.
7. Ban hành quy trình kiểm tra, giám sát đối với việc đảm bảo khai thác đường CHC.
8. Tổ chức thiết lập các hệ thống, công cụ để theo dõi và cảnh báo nguy cơ uy hiếp an toàn đường CHC.
9. Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cho cán bộ và nhân viên; thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục về an toàn đường CHC.
Bằng việc phê duyệt và triển khai thực hiện Chương trình An toàn đường CHC, Việt Nam đã thể hiện sự quyết tâm cao trong việc nỗ lực giảm thiểu các yếu tố gây uy hiếp an toàn bay tại các cảng hàng không, làm tăng mức độ an toàn cho hành khách trên các chuyến bay.
Ban Không lưu