Mô hình hóa hệ thống quản lý không lưu và vùng trời

thứ hai, 10/03/2014 08:40

Với mong muốn giới thiệu với đồng nghiệp quản lý bay, chúng tôi giới thiệu một số nội dung về Mô hình hóa hệ thống quản lý không lưu và vùng trời dưới đây.

1. Về công nghệ (phần mềm) Mô hình hóa hệ thống quản lý không lưu và vùng trời:

Phần mềm Mô phỏng hệ thống không lưu đã và đang được sử dụng cho khu vực châu Âu là vùng có mật độ không lưu dày đặc nhất thế giới, có thể là giải pháp hiệu quả trong QLKL tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương một trong số các khu vực có hoạt động không lưu bận rộn nhất thế giới.

Đây là một hệ thống có năng lực rất mạnh, rất hữu ích và cần thiết để các quốc gia tiếp cận và thực hiện nâng cao năng lực quản lý hệ thống không lưu của mình, đảm bảo khả năng linh hoạt nhằm cân đối giữa phần năng lực và yêu cầu của hoạt động bay ngày càng cao và có nhiều thay đổi.

Một số tính năng cơ bản của hệ thống gồm:

- Với các dữ liệu được cung cấp, hệ thống có thể tạo hình ảnh mô phỏng theo các hình thức không gian hai chiều và ba chiều theo hệ tọa độ thực (WGS-84) toàn bộ hệ thống cấu trúc vùng trời, đường hàng không trong khu vực.

- Với các dữ liệu về kế hoạch bay, số liệu thống kê kế hoạch bay, các dữ liệu về cấu trúc vùng trời và đường hàng không, dữ liệu về các tiêu chuẩn phân cách, các tham số đánh giá cường độ làm việc của KSVKL đối với từng khu vực vùng trời, các dữ liệu về tính năng tăng giảm độ cao cơ bản của các loại tàu bay, hệ thống có thể :

  • Mô phỏng diễn biến toàn bộ hoạt động bay dự kiến trong toàn khu vực ASEAN hoặc từng khu vực, đường bay cụ thể trong từng thời điểm hoặc quãng thời gian tùy theo lựa chọn của người khai thác.
  • Mô phỏng và hiển thị sự tương tác giữa các quỹ đạo hoạt động bay với hệ thống cấu trúc đường bay vùng trời cụ thể theo các hình ảnh (thức) không gian hai chiều, ba chiều và bốn chiều.

  •  Phát hiện và định tổng hợp các tình huống không lưu theo các giá trị phân cách cụ thể của từng khu vực vùng trời theo từng khoảng thời gian yêu cầu.

  •  Đánh giá, dự tính và xuất báo cáo về cường độ làm việc của KSVKL tại từng khu vực vùng trời theo từng khoảng thời gian lựa chọn.

  • Tổng hợp, so sánh yêu cầu cường độ không lưu với năng lực giới hạn của từng cơ sở không lưu theo từng khoảng thời gian mong muốn (có bao gồm tính phức tạp do hoạt động bay).

  • Tổng hợp và xuất báo cáo về tình hình hoạt động bay dự kiến hoặc thực tế (tùy thuộc vào dữ liệu đầu vào là kế hoạch bay hay số liệu thống kê) tại từng điểm trọng yếu, đoạn/đường bay, khu vực/phân khu vùng trời.
  • Tổng hợp, so sánh các số liệu so sánh các số liệu hoạt động theo điểm, đường, vùng, nhà khai thác, loại tàu bay,…

- Kèm theo tính năng mô phỏng và đánh giá trên, hệ thống còn có khả năng cho phép thông qua công cụ đồ họa dễ dàng thiết kế, điều chỉnh cấu trúc vùng trời, đường hàng không trực tiếp trên các hình ảnh hiển thị sau đó cập nhật vào cơ sở dữ liệu hệ thống và trả lời các yêu cầu theo công năng trên.

- Hệ thống có thể sử dụng từ xa trên cơ sở tài khoản đăng nhập (chỉ với điều kiện các chuyên gia phải có năng lực khai thác).

- Cùng với công năng mạnh mẽ hỗ trợ hoạt động quản lý và thiết kế vùng trời không lưu như trên là tính phức tạp trong yêu cầu dữ liệu đầu vào, khả năng nhập/cập nhật dữ liệu đầu vào, khả năng khai thác, kiến thức cơ sở về lĩnh vực chuyên môn, năng lực công nghệ khai thác và quản lý số liệu/kiến thức. Do đó, các chuyên gia AATIP và Eurocontrol, khuyến cáo các quốc gia cần sớm hình thành đội chuyên gia sâu về lĩnh vực này với các điều kiện học tập, nghiên cứu thích hợp đảm bảo khả năng làm chủ các chức năng sẵn có trước khi quyết định đầu tư để tranh lãnh phí nguồn lực (chi phí mua tài khoản đăng nhập tính theo năm).

2. Về Hội thảo lần thứ hai tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh:

Tại hội thảo, các dữ liệu về hoạt động bay trong toàn bộ vùng thông báo bay thuộc các nước ASEAN trong một (01) ngày (25/10/2012) được sử dụng để xây dựng mô hình hoạt động không lưu dưới dạng hai chiều (2D), ba chiều (3D) và bốn chiều (4D) thành mô hình đồ họa (visually graphic solution) cho quá trình kiểm soát không lưu.

Các dữ liệu sử dụng để lập mô hình bào gồm:

a) Danh sách và tọa độ các phương tiện phụ trợ dẫn đường (NAVAID)/các điểm báo cáo;

b) Các phân đoạn của đường bay dựa trên các NAVAID/các điểm báo cáo với các phân đoạn tương đương (coi mỗi phân đoạn là một đường bay cố định);

c) Thông tin về danh mục các phân khu cơ sở bao gồm tọa độ, phân chia mực bay (và nếu có thể, thông tin về các tiểu phân khu kèm theo tên của phân khu cơ sở cũng như cấu hình của các phân khu và kế hoạch mở phân khu).

Có thể thấy rằng, phần mềm mô phỏng hệ thống không lưu sử dụng dữ liệu kế hoạch bay đã cấp (baseline) này, được trợ giúp bằng những phương tiện phần mềm dạng Window, tạo điều kiện thuận lợi cho KSVKL dễ kiểm soát bằng mắt trong quá trình điều hành bay và kiểm soát các luồng không lưu, qua đó có thể nhanh chóng đưa ra phương hướng, biện pháp xử lý các tình huống không lưu phức tạp, đảm bảo an toàn, điều hòa hơn cho nền không lưu.

Ban Không lưu

Thông báo