VATM: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC AN NINH HÀNG KHÔNG, BẢO VỆ CÁC CƠ SỞ BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG BAY

thứ ba, 23/08/2016 02:35

Theo đó, Tổng Giám đốc đã yêu cầu các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị số 3191/CT-CHK của Cục Hàng không Việt Nam về Tăng cường công tác bảo đảm an ninh hàng không. Trong đó cần lưu ý, tập trung vào một số vấn đề sau:

Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát an ninh hàng không, duy trì nghiêm túc nền nếp, chế độ trực, thực hiện đầy đủ các quy trình kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện vào/ra, hoạt động tại khu vực hạn chế của lực lượng an ninh hàng không.

Chỉ đạo lực lượng an ninh hàng không của đơn vị thực hiện công tác giao nhận ca trực theo quy định tại Quy chế An ninh hàng không của Tổng công ty, kiểm tra công cụ hỗ trợ, các trang thiết bị an ninh hàng không khi nhận ca, đảm bảo luôn ở trạng thái hoạt động tốt, không bị hư hỏng. Khi phát hiện thấy các trang thiết bị an ninh hàng không hư hỏng cần có biện pháp khắc phục kịp thời và ghi chép vào sổ nhật ký ca trực.

Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy trình nghiệp vụ, chấp hành các quy định về an ninh, an toàn hàng không của đội ngũ quản lý các cấp, gắn trách nhiệm của đội ngũ quản lý các cấp khi để xảy ra vụ việc vi phạm về an ninh hàng không trong phạm vi quản lý.

Rà soát, đánh giá, khắc phục các điểm yếu, khuyến cáo về an ninh hàng không. Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong công tác nắm tình hình, tuần tra, canh gác đảm bảo an ninh hàng không tại các cơ sở.

Cán bộ phụ trách an ninh hàng không của đơn vị định kỳ kiểm tra hình ảnh lưu trữ để đánh giá công tác đảm bảo an ninh của đơn vị, chất lượng thiết bị.

23_8_2

Kíp trực tại Trung tâm Kiểm soát không lưu Hà Nội

Đối với những cán bộ được giao đảm nhiệm công tác bảo vệ an ninh nội bộ của đơn vị, cần đáp ứng được các yêu cầu: Có các phương thức tự kiểm tra; Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ đối với nhân viên hàng không, kịp thời phát hiện các biểu hiện nghi vấn của nhân viên để có biện pháp xác minh, làm rõ đồng thời có những biện pháp quản lý, kiểm tra, giám sát lao động thuê mướn làm việc tại khu vực hạn chế, cơ sở bảo đảm hoạt động bay; Sàng lọc, kiểm soát nhân thân, không bố trí những người tiềm ẩn nguy cơ uy hiếp an ninh hàng không, an toàn hàng không làm việc tại các vị trí trọng yếu của đơn vị; rà soát, phát hiện, báo cáo lãnh đạo đưa ra khỏi dây chuyền điều hành bay các trường hợp nhân viên hàng không nghiện hút hoặc có tiền án, tiền sự. Quản lý, bảo quản tài liệu công tác bảo vệ an ninh nội bộ theo chế độ bảo mật trong các khâu giao nhận, chuyển phát điện tử, xử lý, sử dụng, lưu trữ, sao chụp, phát ngôn... theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng công ty.

Đảm bảo an ninh, an toàn luôn là tiêu chí hàng đầu trong hoạt động hàng không. Việc ban hành công văn 3238/QLB-ATAN đã góp phần nâng cao nhận thức về Văn hóa an toàn, cho thấy sự cần thiết của việc thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho các cơ sở hoạt động bay, sẽ góp phần bảo đảm công tác điều hành bay tuyệt đối an toàn cho mọi chuyến bay trong vùng trời trách nhiệm của Việt Nam.

Đào Thị Thuận - VPTCT

Thông báo