08/10/2024
71 năm ngày Khí tượng thế giới 23/3/1950 – 23/3/2021
Khí hậu thay đổi làm đại dương ấm lên và ảnh hưởng sâu sắc đến thời tiết. Báo cáo tình trạng khí hậu toàn cầu hàng năm của WMO chỉ ra rằng năm 2020 là một trong 03 năm nóng nhất từng được ghi nhận cho dù La Nina đang lạnh hơn ở Thái Bình Dương. Thập kỷ vừa qua (2011-2020) cũng là thập kỷ nóng nhất trong lịch sử. Nhiệt độ của đại dương cũng đang ở mức kỷ lục, quá trình axit hóa đại dương đang tiếp tục diễn ra. Biển băng đang tan dẫn tới mực nước biển ngày càng tăng cao.
Trong năm qua, chúng ta đã chứng kiến những đợt hạn hán kéo dài cùng với đó là nạn cháy rừng trên thế giới rất trầm trọng. Ví dụ, những vụ cháy rừng tàn phá khủng khiếp ở Úc vừa qua có liên quan đến tác động của nhiệt độ đại dương tạo nên khí hậu có dạng mùa khô.
Nhiệt độ nước biển ấm đã dẫn đến mùa bão kỷ lục ở Đại Tây Dương và các bất thường về cường độ bão ở Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương. Sự tàn phá của sóng biển cùng với triều dâng đã cho thấy sức mạnh của đại dương và sự tác động khủng khiếp của biển đối với các khu vực ven bờ. Các cơn bão trên các vùng biển ngoại nhiệt đới cũng tàn phá các con tàu, gây ra những thiệt hại về người và hàng hóa trên biển.
Vào năm 2020, lượng băng nhỏ nhất hàng năm trên biển Bắc Cực đã chạm đến một trong những mức thấp kỷ lục. Người dân ở vùng cực đã phải hứng chịu những trận lũ lụt bất thường ở khu vực ven biển và những hiểm họa khôn lường của băng trên biển nguyên nhân do băng tan gây ra.
Vì vậy, tổ chức WMO có vai trò chính trong việc hỗ trợ nghiên cứu, quan trắc, dự báo và cung cấp thông tin liên quan về đại dương giống như cách WMO đã làm với khí quyển, đất liền và lớp quyển băng trên bề mặt trái đất. Sự thiếu hụt lớn số liệu trên các đại dương tác động rất lớn đến độ chính xác của dự báo hạn dài và mùa. Hội nghị của WMO về dữ liệu vào tháng 11 năm 2020 đã ghi nhận những thiếu hụt lớn này đặc biệt trên đại dương. Hội nghị cũng nêu lên sự cần thiết của việc chia sẻ và tiếp cận thông tin miễn phí thống dữ liệu từ đó khai thác hiệu quả của hệ thống dữ liệu này cũng như giảm đầu tư kinh tế.
Tổ chức khí tương thế giới (WMO) hiện có quan hệ với rất nhiều đối tác trong đó có: Ủy ban Hải dương học Liên chính phủ của UNESCO. Ủy ban này giúp hiểu rõ hơn, quan trắc và dự báo đại dương tốt hơn như một phần của Hệ thống Trái đất.
Với hơn 40% dân số toàn cầu sống cách bờ biển 100km, việc bảo vệ con người nhằm phòng, tránh các hiểm họa của biển là rất cấp thiết. WMO và các Thành viên đang hỗ trợ quản lý ven biển, xây dựng và phục hồi các hệ thống cảnh báo sớm các mối nguy ven biển (Multi Hazard Early Warning Systems).
Gần 90% các hoạt động thương mại trên thế giới sử dụng đường biển và phải đối mặt với những nguy hiểm của thời tiết hàng hải vốn khắc nghiệt. WMO hợp tác với Tổ chức hàng hải Quốc tế và Tổ chức Thủy văn Quốc tế để cung cấp các thông tin, dự báo và cảnh báo nhằm đảm bảo an toàn tính mạng con người và tài sản trên biển.
Thập kỷ tới sẽ là một thập kỷ quan trọng để xác định các phương pháp thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. WMO đang tìm kiếm các giải pháp cho các thách thức cấp bách về môi trường, bao gồm đại dương và khí hậu với tư cách là ứng cử viên cho giải bảo vệ trái đất (Earth Shot Prize) giai đoạn từ 2021 đến 2030.
Năm nay cũng là năm rất quan trọng với WMO, nó đánh dấu sự khởi đầu của thập kỷ khoa học Đại dương của Liên Hợp Quốc vì sự phát triển bền vững (2021-2030). WMO cam kết đóng góp những nhiệm vụ không thể thiếu để đạt được các mục tiêu trong thập kỷ với “An toàn đại dương”, “dự báo được đại dương” và “đại dương sạch”.
Cùng với các đối tác, WMO đang nỗ lực củng cố nghiên cứu khoa học Trái đất để nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ. Để hiểu rõ về thời tiết và khí hậu, chúng ta phải hiểu đại dương. Chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực hướng tới mục tiêu này để bảo vệ các cộng đồng dễ bị tổn thương, tham gia các chương trình khung Sendai về giảm thiểu rủi ro thiên tai, mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs), thỏa thuận biến đổi khí hậu Paris và lộ trình SAMOA.
WMO đang triển khai rất nhiều sáng kiến mang tính toàn cầu trong năm với mong muốn sự tham gia tích cực của các các thành viên:
1. Tăng cường mạng lưới quan trắc cơ bản toàn cầu và thiết lập một cơ chế tài chính phù hợp (SOFF) để đảm bảo công tác quan trắc thời tiết và khí hậu một cách có hệ thống, đặc biệt là đối với các nước kém phát triển (LDCs) và các quốc đảo nhỏ đang phát triển (SIDs).
2. Xây dựng một liên minh nước và khí hậu để thúc đẩy hành động cho mục tiêu Phát triển bền vững 6 về nước (SDG6).
3. Tăng cường xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đa hiện tượng và đa dịch vụ cho tất cả các Quốc gia Thành viên.
Đặng Việt Anh