31/12/2024
Hướng đi cho ngành hàng không để đạt mục tiêu không phát khí thải vào năm 2050
Haldane Dodd, Quyền Giám đốc điều hành của Nhóm hành động vận tải hàng không (Air Transport Action Group) cho biết: “Các phân tích toàn diện chỉ ra rằng mặc dù mục tiêu này đang gặp nhiều thách thức, nhưng vẫn có những hướng đi đáng tin cậy cho ngành Hàng không để đạt được mức không phát khí thải cacbon (net-zero carbon) trước năm 2050. Báo cáo Waypoint 2050 chỉ ra một số kịch bản, tập trung vào các lựa chọn về công nghệ mới như tàu bay chạy bằng điện và hydro cho chuyến bay ngắn, để chuyển đổi hoàn toàn sang nhiên liệu hàng không bền vững cho các hoạt động bay tầm trung và đường dài. Chúng tôi đã xác định các khối xây dựng cần thiết và quy mô của thách thức là đáng kể; tuy nhiên, với chính sách hỗ trợ của chính phủ và sợ hỗ trợ của ngành năng lượng, điều này có thể thực hiện được.
(Nguồn: futuretravelexperience.com)
Waypoint 2050 đưa ra một số kịch bản hoặc hướng đi cho việc phi cacbon hóa của vận tải hàng không:
Một kịch bản (scenario) đó là tập trung sự chú ý của ngành hàng không vào nhiên liệu hàng không bền vững như thành phần chủ chốt của hành động và xác định được ngành hàng không sẽ cần 445 triệu tấn nhiên liệu có mức thải cacbon thấp vào năm 2050. Việc chuyển đổi năng lượng SAF yêu cầu khoản đầu tư lên tới 1,45 nghìn tỷ USD trong vòng 30 năm. Tính theo mỗi năm, đây là khoảng 6% khoản chi tiêu cho dầu và khí ga hàng năm. Nó sẽ tạo cơ hội cho ngành năng lượng phát triển ở các quốc gia trên thế giới và có khả năng duy trì 14 triệu công việc trong lĩnh vực hoạt động, hậu cần, cung cấp nguyên liệu và xây dựng.
“Điều quan trọng là đây là một phân tích truyền thống dựa trên các tiêu chí bền vững một cách nghiêm ngặt và các ràng buộc về nguyên liệu. Nó cho thấy hiện nay việc xây dựng năng lực từ các nguồn lực như chất thải công nghiệp, nông nghiệp và chất thải đô thị là có thể. Nó cũng cho thấy rằng theo thời gian khi chi phí giảm, sẽ có sự chuyển dịch sang các nguồn khác như nhiên liệu tàu bay sản xuất từ điện với mức thải cacbon thấp. Chi phí của loại nhiên liệu này cũng sẽ giảm và với chính sách đúng đắn từ nhà nước và sự hỗ trợ của ngành năng lượng, loại nhiên liệu này có thể cạnh tranh với nhiên liệu (fossil fuel) cho tàu bay.”
Một kịch bản khác là tập trung vào các công nghệ và nguồn năng lượng cấp tiến mới như điện và hydro. Các lựa chọn pin điện có thể sẵn sàng cho tàu bay vận chuyển loại nhỏ từ 9 đến 19 chỗ ngồi trước thời điểm cuối thập niên 2020. Hydro là nguồn nhiên liệu có khả năng cung cấp năng lượng cho tàu bay lớn hơn với quãng bay ngắn từ giữa thập niên 2030.
“Các phương án về điện và hydro cho tàu bay đều là những cơ hội để kiểm nghiệm năng lực sáng tạo mà ngành Hàng không thể hiện. Vẫn còn các thách thức trong quá trình triển khai các phương án này, tuy nhiên lợi ích của chúng có thể rất đáng kể. Kết hợp với nhiên liệu hàng không bền vững, đặc biệt cho các quãng bay dài hơn, trong năm 2050 hành khách sẽ được ngồi trên các chuyến bay đạt gần mức không phát khí thải cacbon. Chúng ta hiện đã triển khai các biện pháp để một chuyến bay có lượng phát khí thải tính trên mỗi hành khách gần bằng với một chiếc xe nhỏ với sức chứa trung bình. Việc bổ sung thêm vào đó các giải pháp kỹ thuật mới này sẽ đưa chúng ta vượt lên và hướng tới không phát khí thải cacbon (zero carbon).
Dodd bổ sung: “Vận tải hàng không là động lực quan trọng của sự phát triển kinh tế toàn cầu, gắn kết xã hội, kết nối gia đình và cũng là cơ hội kinh doanh. Chính phủ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ duy trì sự phục hồi xanh của hàng không sau khủng hoảng Covid-19 và là con đường dẫn đến mục tiêu không phát khí thải từ vận tải hàng không. Thập kỷ tiếp theo sẽ đặt ra chương trình nghị sự hàng không bền vững đến năm 2050 và xa hơn nữa. Đây là giai đoạn cốt yếu.”
(Nguồn: ecac-ceac.org)
Các thống kê chính được nêu trong lộ trình Waypoint 2050 bao gồm:
- Đến năm 2050, ngành hàng không sẽ kết nối hơn 10 tỷ lượt khách mỗi năm, với lưu lượng bay tăng 2,5 lần so với năm 2019, nhưng cũng sẽ đạt mức không phát khí thải CO2 (net-zero CO2 emissions).
- Các công nghệ cấp tiến mới như cấu hình mới cho tàu bay, giới thiệu cấu trúc năng lượng hỗn hợp hoặc chuyển đổi sang điện năng hoặc hydro như một nguồn năng lượng có thể góp phần giảm từ 12% đến 34% lượng khí thải.
- Nhiên liệu hàng không bền vững có thể góp phầm giảm từ 53% đến 71% lượng cacbon.
- Cải tiến cách thức hoạt động trong lĩnh vực này và cung cấp cơ sở hạ tầng có thể giảm từ 7% đến 10% lượng khí thải.
- Và việc loại bỏ cacbon là cần thiết để có thể giảm được khoảng 8% lượng khí thải tồn dư vào năm 2050.
Ban Không lưu
(Nguồn: Canso.org)