31/12/2024
Quản lý luồng không lưu phạm vi rộng
Ông Matt Shepherd, Chuyên gia Nhóm công tác về ATFM/A-CDM của CANSO, Giám đốc điều hành của Công ty To70 Aviation Australia mới đây đã có những chia sẻ về khái niệm quản lý luồng không lưu phạm vi rộng và cách thức mà nó có thể được tích hợp với các yếu tố đã được thiết lập sẵn của ATFM.
Theo ông Matt Shepherd, nhu cầu quay trở lại và tăng lên đối với năng lực vùng trời và sân bay dẫn đến một đòi hỏi mới nhằm nâng cấp các phương pháp hiện có để cân bằng nhu cầu và năng lực. Song song với đó là nhu cầu tăng lên trong việc xác định và xây dựng các phương pháp mới mà có thể bù đắp và nâng cấp cách thức mà ATFM hiện đang được triển khai.
Ông Matt Shepherd
Hiện tại, việc triển khai ATFM bao gồm nhiều biện pháp để quản lý nhu cầu, như giãn cách theo dặm (miles-in-trail), các chương trình trì hoãn mặt đất (ground delay programs), và các chương trình về luồng trên không (airspace flow programs).
Các sáng kiến này thường được thực hiện một cách độc lập với nhau và trong trường hợp áp dụng các chương trình trì hoãn mặt đất, mọi trì hoãn nói chung thường được phân bố cho các tàu bay tại sân. Trong khi đó, một mục tiêu của ATFM là chia sẻ phân bổ trì hoãn một cách công bằng từ trên không, mặt đất, các chuyến bay ngắn và các chuyến bay dài.
Một cách để có thể đạt được điều này là khái niệm ATFM phạm vi rộng (Long Range ATFM/LRATFM). Khái niệm LRATFM đã được đưa ra thảo luận trong nhiều năm. Mặc dù vậy, bản chất thực tế của khái niệm này đã vượt quá một định nghĩa thống nhất. Gần đây, các chuyên gia ATFM đang làm việc trong Nhóm công tác ATFM/A-CDM của CANSO đã rà soát một loạt các thử nghiệm và các sáng kiến, đưa ra đề xuất một định nghĩa khái niệm, và xây dựng các kịch bản khởi đầu cho việc áp dụng khai thác LRATFM như một phần của các giải pháp ATFM hiện có.
Định nghĩa đã được xây dựng dựa trên các sáng kiến ban đầu như Hệ thống ATFM hợp tác Vịnh Bengal của AEROTHAI (BOBCAT), Quản lý chuyến đến mở rộng của NATS, và Chương trình Chuyến đến sáng sớm tại Sydney của Cơ quan Quản lý bay Australia (Airservices Australia).
Thông qua việc nghiên cứu các sáng kiến này, Nhóm công tác đã định nghĩa LRATFM, một yếu tố của của khái niệm ATFM là “Sự tích hợp của các giải pháp ATFM nhằm tạo ra một luồng cân bằng phối hợp giữa các các tàu bay chuyến dài và chuyến ngắn cho các nguồn lực ATM (sân bay, lộ điểm, hoặc một phân khu của vùng trời)”
Các yêu cầu cơ sở để triển khai ATFM hiệu quả là các tiêu chuẩn và các qui trình thống nhất, việc dự đoán chính xác các quĩ đạo của tàu bay, và việc thu thập vào trao đổi dữ liệu thường xuyên, tin cậy.
Việc áp dụng LRATFM để quản lý nhu cầu tại một nguồn lực ATM mà có các tàu bay chuyến dài sẽ đẩy các giới hạn vật lý của các hoạt động khai thác ATFM mức quốc gia thông thường. Các tàu bay có trong một giải pháp LRATFM sẽ thường ở một FIR, và đôi lúc là nhiều khu vực khác nhau nằm ngoài phạm vi đơn vị ATFM khởi đầu. Để đáp ứng yêu cầu này, mô hình được đề xuất đã xét đến nhu cầu cho việc ra quyết định phối hợp giữa các ANSP.
Sách trắng mới đây nhất của CANSO - “Khái niệm Quản lý luồng không lưu phạm vi rộng” đã tìm hiểu chi tiết khái niệm LRATFM được đề xuất. Tài liệu thảo luận về kinh nghiệm của các ANSP, đưa ra các khuyến cáo đối với việc triển khai và gợi ý các mô hình triển khai mà có thể phù hợp với các hoạt động khai thác ATFM khu vực đã được thiết lập sẵn.
Tài liệu “Khái niệm Quản lý luồng không lưu phạm vi rộng” của CANSO
Ông Matt Shepherd chia sẻ “Quản lý không lưu phải tiếp tục tìm hiểu và triển khai các khái niệm, các qui trình và các thủ tục mới nhất nếu nó nhằm mục tiêu đáp ứng với sự tăng trưởng liên tục của ngành hàng không quốc tế. Năng lực LRATFM đối với một ANSP chỉ là một trong nhiều bước quan trọng trên lộ trình hướng đến một môi trường ATFM tương lai liền mạch, hiệu quả”.
Nội dung chi tiết tài liệu “Khái niệm Quản lý luồng không lưu phạm vi rộng” có tại đây.
Vũ Uyên (Theo CANSO)