31/12/2024
DSNA Pháp phối hợp triển khai chương trình hiện đại hóa Inmarsat
DSNA, nhà cung cấp dịch vụ không lưu Pháp (ANSP), đã ký thỏa thuận tham gia nhóm các ANSP khu vực châu Âu thực hiện triển khai chương trình hiện đại hóa quản lý không lưu (ATM) tại châu Âu thông qua chương trình Iris.
Hợp tác với Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA), Inmarsat đang dẫn đầu chương trình Iris mang lại lợi ích đáng kể cho các hãng hàng không và ANSP trên khắp châu Âu với việc cho phép truyền dữ liệu qua đường vệ tinh với băng thông cao, an toàn.
Chương trình tiếp tục củng cố vị trí của Inmarsat, đây là một động lực chính thúc đẩy sự đổi mới công nghệ trong kết nối thông tin vệ tinh và thông tin di động hàng không; Điều này được thực hiện bởi việc liên tục đầu tư đáng kể kết hợp với một mạng lưới của các đối tác mạnh mẽ về công nghệ.
Mục đích của Iris là triển khai các thử nghiệm liên lạc điều hành bay dựa trên kỹ thuật số để hiện đại hóa quản lý không lưu trên khắp bầu trời bị tắc nghẽn tại châu Âu và để giảm tải các tần số vô tuyến bị hạn chế hiện có. Các ANSP sẽ có thể dựa vào kênh truyền dữ liệu được chứng nhận, hiệu quả và đáng tin cậy của Iris, để tăng hiệu quả ATM, giảm khối lượng công việc của kiểm soát viên không lưu và tăng cường an toàn cho chuyến bay.
Iris cũng được thiết kế để kích hoạt quỹ đạo 4D, xác định chính xác vị trí tàu bay theo bốn chiều: vĩ độ, kinh độ, độ cao và thời gian, là một trong những khái niệm chính được định nghĩa trong chương trình nghiên cứu hiện đại hóa ATM trên bầu trời châu Âu (SESAR). Điều này sẽ cho phép theo dõi chính xác các chuyến bay và quản lý không lưu hiệu quả hơn bằng cách cho phép phi công và kiểm soát viên điều hành theo quỹ đạo chuyến bay và tính toán các tuyến đường ngắn nhất có sẵn, với độ cao tối ưu, và sử dụng phương án tăng giảm độ cao linh hoạt để giảm độ trễ, tiết kiệm nhiên liệu và ưng phó với các nhân tố môi trường.
DSNA là 1 trong nhóm 5 ANSP lớn của Châu Âu đã tham gia triển khai Iris. Nhóm này bao gồm DFS (Đức), ENAIRE (Tây Ban Nha), ENAV (Ý), EUROCONTROL MUAC (Tây Bắc Đức, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan) và NATS (Anh). Các ANSP này thực hiện điều hành phần lớn lưu lượng không lưu tại châu Âu, đang tham gia thí điểm với Inmarsat và ESA.
Thực hiện một trong các nội dung của chương trình Iris, DSNA sẽ thử nghiệm thu thập dữ liệu hiệu suất từ các chuyến bay, điều này rất quan trọng khi họ đang điều hành tại một trong những khu vực lớn nhất và bận rộn nhất của khu vực châu Âu. Ngoài ra, điều này cũng tạo điều kiện cho việc phát triển và thương mại hóa các nội dung nghiên cứu của Iris.
Thỏa thuận mới nhất này là một cột mốc quan trọng đối với chương trình Iris. Sau thông báo vào tháng 3, Iris đã bước vào giai đoạn triển khai thương mại sau khi kết thúc thành công chương trình nghiên cứu kéo dài 5 năm. Dịch vụ thương mại đầy đủ dự kiến sẽ bắt đầu trong giai đoạn 2021-2022.
Maurice Georges, Giám đốc điều hành của DSNA, cho biết: Iris có khả năng cung cấp liên kết dữ liệu VDL mode 2 (VHF Data link) để đáp ứng với nhu cầu tăng cao về dung lượng dữ liệu khi không phận châu Âu tiếp tục trở nên ngày càng bận rộn hơn. Hiện tại, chúng ta cần đánh giá và xác định yêu cầu đối với hệ thống mới để có thể đáp ứng nhu cầu liên lạc CPDLC trong tương lai, từ đó cho phép triển khai các chương trình nghiên cứu SESAR mới như quỹ đạo 4D. Do đó, chúng tôi rất vui được tham gia vào chương trình này cùng với các ANSP lớn khác.
John Broughton, Phó Chủ tịch cấp cao, phụ trách điều hành và an toàn hàng không tại Inmarsat, cho biết: Với giai đoạn triển khai thương mại của Iris đang diễn ra, chúng tôi rất vui khi có DSNA - một ANSP hàng đầu châu Âu khác - cùng với chúng tôi triển khai này dự án. Iris là nền tảng cho tương lai của ngành hàng không và với sự hỗ trợ của chặt chẽ ngày càng tăng của các ANSP và các đối tác châu Âu, chương trình sẽ cách mạng hóa việc quản lý không lưu và cho phép truyền thông dữ liệu băng thông cao, an toàn trên khắp châu Âu.
Iris được trang bị nền tảng hệ thống kỹ thuật số cho tàu bay SB-S từng đoạt giải thưởng Inmarsat, sử dụng vệ tinh băng tần L hàng đầu thế giới, đã cung cấp các dịch vụ truyền thông an toan trên toàn cầu trong 40 năm. Inmarsat dự kiến sẽ tung ra dịch vụ băng tần L mới, tiên tiến vào năm 2020 và 2021, tiếp tục củng cố cam kết lâu dài của công ty với các dịch vụ có độ tin cậy cao mà họ cung cấp trên dải tần này.
Sáu ANSP hàng đầu, với tư cách là thành viên quan trọng của nhóm phối hợp Iris, sẽ là phát triển chương trình thử nghiệm khái niệm điều hành Iris IOC. Cùng với nhau, nhóm hợp tác này sẽ làm việc cùng với Inmarsat và ESA để chứng minh rằng công nghệ dựa trên vệ tinh Iris đáp ứng các yêu cầu về hiệu suất và hoạt động của ATM để hỗ trợ cho kế hoạch tổng thể Nghiên cứu ATM trên bầu trời châu Âu (SESAR). Chương trình thử nghiệm Iris IOC sẽ thúc đẩy việc sử dụng các dịch vụ truyền dữ liệu, hỗ trợ các khái niệm quản lý không lưu trong tương lai và cung cấp khung kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn, pháp lý cho các dịch vụ VHF Datalink Mode 2 hiện có.
Trong quá trình thử nghiệm, các ANSP sẽ thực hiện một loạt các hoạt động với các hãng hàng không ứng cử viên để thu thập dữ liệu và chứng minh rằng chương trình Iris đang đáp ứng các mục tiêu hiệu suất của họ. Các hoạt động sẽ bao gồm xác nhận từ đầu đến cuối của Dịch vụ không lưu (Dịch vụ liên lạc giữa kiểm soát viên không lưu và người lái dựa trên liên lạc dữ liệu - CPDLC) và trao đổi thông tin đối tượng mở rộng (4D). Chương trình thử nghiệm IOC dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2020 trên máy bay thương mại.
Nguyễn Hồng Hiệp - Theo Airtrafficmanagement